Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Giấc mơ có thật dành cho các bạn thích nháy nhó

...nhớ

Buồn quá.Hôm nay mọi người được nghỉ, đi chơi. Còn mình vẫn phải đi làm.
30/04 này mình không về Hải phòng được rồi. Nhớ mọi người quá. Chắc hẹn đến  họp lớp vậy.
Không biết các bạn ở Hp có tụ tập không nhỉ? Kiểu gì mà chẳng có, lại đi đến 1-2h sáng đây. ZÍT ZÍT Zít, tiếc thật....
Chúc mọi người có ngày nghỉ vui vẻ cùng gia đình và bạn bè.

Những điều cần có ở người phụ nữ hiện đại



Xinh đẹp
Vẻ xinh đẹp của người phụ nữ không cần phải “nghiêng nước nghiêng thành”, chỉ cần một nụ cười duyên, một ánh mắt long lanh, chiếc mũi thanh tú hay đôi khi chỉ là cách nói chuyện dễ thương… Rất nhiều chàng trai đêm về mất ngủ vì lỡ gặp một má lúm đồng tiền, một khuôn mặt mộc với vẻ đẹp trong sáng.
Mẫu phụ nữ nào dành cho đàn ông?
Chăm chỉ
Sự chăm chỉ không những giúp hình ảnh người phụ nữ đẹp hơn trong mắt mọi người mà còn tạo thêm kinh nghiệm và kỹ năng trong cuộc sống. Điều này dễ khiến phái đẹp thành công hơn trong cả gia đình và sự nghiệp.
Nữ tính
Đàn bà dù mạnh mẽ như thế nào cũng không thể trở thành đàn ông được. Trong đời sống vợ chồng, hãy như đôi tay xiết chặt để san bằng lỗ hổng nơi kẽ hở bàn tay. Hãy luôn nhẹ nhàng, dịu dàng và kiên nhẫn để bù đắp những gì nửa bên kia không có. Đồng thời, biết kiềm chế sự nóng giận để giải quyết những bất đồng theo cách ôn hoà nhất.
Hài hoà trong cuộc sống
Mỗi người một tính cách nhưng hai bạn đừng đối lập nhau như nước với lửa trong mọi suy nghĩ và quan niệm cuộc sống. Vợ chồng nên biết cách nhường nhịn nhau, tiến lùi đúng lúc, đừng mệt mỏi với những cuộc khẩu chiến kéo dài. Hãy gần gũi nhau để khám phá, hiểu nhau nhiều hơn, từ đó tạo hứng thú cho những buổi chuyện trò bất an.
Luôn giữ nét tươi trẻ
Sự tươi trẻ ở đây không có nghĩa là không có nếp nhăn, có những dấu vết của tuổi tác mà thể hiện ở nát mặt tươi cười, tâm hồn thoải mái, sự điềm đạm… Được tiếp xúc với những người như vậy, không chỉ người bạn đời trăm năm mà bất kỳ người tiếp xúc nào cũng tìm thấy ở đó sự lạc quan, thoải mái, trẻ trung.
Giận hờn đúng lúc, đúng chỗ
Bạn phải học cách giận dỗi vào những việc đáng giận thực sự đừng hở chút là giận. Hơn nữa giận hờn là việc của hai người, vì vậy khi ở chốn đông người, bạn cũng không nên giữ vẻ mặt khó đăm đăm, sẽ ảnh hưởng đến cuộc vui của mọi người.
Biết nầu ăn
Chồng bạn có thể đồng ý việc gia đình thường xuyên ăn uống ở ngoài, nhưng mỗi khi “khoe” gia đình hạnh phúc, thì bếp lửa gia đình vẫn luôn phải ấm cúng. Vì vậy, dù không thể nấu được nhiều món ăn, bạn cũng học một vài món tủ để chiêu đãi “anh xã” và bạn bè trong những dịp đặc biệt.
Biết cảm thông, chia sẻ
Thu phục chàng bằng nhan sắc và cá tính là chưa đủ. Hãy biết quan tâm và gần gũi với tâm hồn anh ấy nữa. Thường thì mọi người chỉ thích sẻ chia những niềm vui, những ngọt ngào, hạnh phúc. Nhưng bạn hãy học cách chia sẻ cả niềm vui và những khó khăn không chỉ với anh xã mà cả với tất cả những mối quan hệ xung quanh nữa nhé.
Tự tin, khéo léo
Sự khéo léo, tự tin không chỉ nói ra là có được. Nó được hình thành qua thời gian, qua sự học hỏi không ngừng, qua lối ứng xử, qua kinh nghiệm mà bạn đã trải qua. Sự khéo léo sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp công việc, cư xử đúng mực trong nhiều việc và sẽ khiến mọi người phải tâm đắc khen ngợi, và tất nhiên, “anh xã” của bạn cũng sẽ được “thơm lây”. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi anh chàng giới thiệu về vợ con, bằng chứng là trong những buổi họp mặt với bạn bè, đồng nghiệp, anh ấy luôn muốn bạn đi cùng.
Biết bảo vệ chính kiến
Dĩ nhiên là ý kiến đúng thì phải bảo vệ rồi. Nhưng đừng quá gay gắt, hãy quyết liệt nhưng thật mềm mỏng, bạn sẽ thành công. Bởi sức hấp dẫn của người phụ nữ không chỉ ở vẻ xinh đẹp, dịu dàng mà còn tạo được nét cá tính riêng. Bạn biết đấy, không người đàn ông nào lại không muốn nghe những lời ngọt ngào, Hãy để chàng đống ý với ý kiến của bạn một cách thật tự nhiên và không khiên cưỡng.
Bí ẩn như nụ cười nàng Monalisa
Đàn ông là những người thích khám phá những điều mới lạ. Vì vậy, bạn hãy giữ lại cho mình những bí mật nho nhỏ cho chàng khám phá từ từ. Không quên học hỏi để luôn làm mới mình. Hãy để chàng tròn mắt ngạc nhiên vì những điều thú vị của bạn mãi mãi.
(Đây cũng là bài mà mình mình “ăn cắp” được từ máy của ông anh để post lên đây cho các bạn nữ nhà mình chia sẻ.
@ Huy: Sao chép và ăn cắp tư liệu là nghề của tôi đấy. Hãy cẩn thận khi tôi động vào máy của ông nhé!)


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Công an bị lỡm


CÔNG AN THUA LÀ CÁI CHẮC =))
1 anh chàng đang chạy xe thì bị chặn lại vì chạy quá tốc độ…

- Dạ thưa anh, có chuyện gì thế?

- Chào anh, anh chạy quá tốc độ.

- Ô thế ạ?

-Cho tôi xem bằng lái nào?

- Có là em đưa anh liền, nhưng em không có.

- Anh không có bằng lái à?

- Dạ mất rồi, 4 năm trước, một lần lái xe lúc say rượu, em đánh mất rồi.

- Thế à… cho tôi xem giấy tờ xe nào.

- Em không đưa được.

- Sao không?

- Xe này em ăn trộm mà.

- Thiệt không?

- Vâng, em đã giết chủ xe và lấy chìa khóa.

- Thiệt không?

- Xác ổng em chặt ra mấy khúc, gói trong bao, hiện còn để trong cốp xe. Anh muốn xem không?

Viên cảnh sát nhìn anh chàng rồi từ từ lùi lại về phía xe của mình rồi gọi điện thoại. Vài phút sau, mấy chiếc xe cảnh sát phóng tới vây quanh xe của anh chàng

1 người cảnh sát ra bảo

- Chào anh, mời anh bước ra khỏi xe một chút.

Anh chàng bước ra khỏi xe.

- Có chuyện gì không anh?

- Nhân viên tôi báo cáo là anh đã ăn trộm chiếc xe này và giết chủ xe.

- Giết chủ xe à?

- Vâng, Anh vui lòng mở cốp xe tôi xem.

Anh chàng mở cốp xe, chả có gì trong đó cả.

- Đây là xe anh à?

- Vâng, giấy tờ xe của em đây ạ.

Viên cảnh sát chưng hửng.

- Nhân viên tôi nói anh không có bằng lái xe.

Anh chàng đưa tay vào túi, móc bằng lái và đưa cho viên cảnh sát.

Viên cảnh sát xem bằng lái, tỏ ra rất bối rối.

- Cảm ơn anh, nhân viên tôi đã báo cáo rằng anh không có bằng lái, anh ăn trộm chiếc xe này, và anh còn giết chủ xe và chặt ra nhiều khúc nữa.

- Chắc thằng xạo ấy còn bảo tôi chạy quá tốc độ nữa chứ gì.

=))
Cái này chắc là ông Ngọc Anh hoặc Hùng vòng lắm,An mèo thì ....

Du lịch qua blog

Nơi thư dãn, sảng khoái, nhẹ nhàng sau những ngày làm việc nơi thành thị ồn ào, náo nhiệt
Du lịch Thung lũng Mai châu – Hòa bình

(Sưu tầm)
Từ Hà Nội đi 70 km đến thị xã Hoà Bình. Đi tiếp 60 km nữa đến Mai Châu. Ở đoạn đường thứ hai này bạn sẽ vượt qua dốc Cun dài 15 km. Gọi là dốc nhưng không phải một lần lên dốc là xong, thực ra đây là một đèo cao, có lúc tưởng như đang đi vào một biển mây.

Khi lên đến đỉnh đèo, không ai qua đây là không dừng lại ngắm cảnh. Huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp hiện ra dưới tầm mắt du khách: một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách….....

Ngắm hình ảnh của Mai Châu:



































Đẹp quá!
Chỉ định: Có nhà nào đi chung với vc tớ không? 
Chống chỉ định: Xe ô tô

Tuổi 20 (ST)


Hôm qua Đài mình làm chương trình giao lưu truyền hình trực tiếp với chủ đề ” Khát vọng chiến thắng”. Chương trình nhắc tới một liệt sỹ hi sinh tại thành cổ Quảng Trị tên là Bùi Kim Đỉnh. Liệt sỹ để lại nhật ký với 12 cuốn, hơn 600 trang viết ghi lại những cảm xúc trên chặng đường hành quân, chiến đấu. Nhiều người không hiểu vì sao, trong thời gian ấy, liên tục hành quân, liên tục đánh trận thì thời gian đâu mà anh viết được nhật ký như thế. Nội dung cũng không kém gì nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc. Chương trình rất xúc động. Mình có làm 1 phóng sự ghi lại cảm xúc của những người tham gia chương trình. 
Mình chợt nhớ rằng đã sắp tới ngày 30 tháng 4. Đặc biệt với các bạn lớp mình sinh năm 1975, sinh vào tháng 4 thì thật ý nghĩa.
Năm nay kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị. Theo số liệu chưa chính thức lắm thì đã có tới hơn 10 nghìn chiến sỹ hi sinh trong 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị. Phần lớn các anh đang là sinh viên đại học, ra đi khi độ tuổi 18, 20. Nghĩa là như chúng ra 15 năm trước.
Kíp làm chương trình Đài mình đã có chuyến đi miền Trung, gặp gỡ các nhân vật. Chuyến đi ấy mọi người được nghe nhiều câu chuyện cảm động. Anh ở cơ quan mình có một bài phỏng vấn nhà thơ Lê Bá Dương- Người thả hoa trên dòng sông Thạch Hãn. Mình đọc bài này xong mà mắt nhòa, không nói nên lời.
Mình đăng, mọi người cùng đọc nhé.
Mỗi lần đọc câu thơ “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ…”, tôi lại mong giá một ngày mình gặp được nhà thơ Lê Bá Dương. Thật may mắn, trong chuyến đi làm phim nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch Thành cổ Quảng Trị, tôi đã gặp anh. Tại văn phòng đại diện báo Văn Hóa, Tp biển Nha Trang, rồi hôm sau đến nhà riêng của anh thêm một buổi nữa, tôi đã hỏi chuyện nhà thơ, nhà báo Lê Bá Dương, người trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị 40 năm trước
             Bố ở Vinh, mẹ quê Diễn Châu, gia đình lên Nghĩa Đàn ở, tôi lại sinh ở Hà Nội, học ở Hà Đông, 13 tuổi về lại Nghệ An, 15 tuổi trốn nhà đi bộ đội. Nhiều người sẽ hỏi tôi học lúc nào ? Thực ra bây giờ mà tính bằng cấp thì chắc chẳng ai nhận tôi vào làm là bởi vì tôi chẳng có bằng cấp. Nhiều người không tin bảo bây giờ ông làm thơ, làm báo được như thế này rồi ông nói đùa vậy, nhưng tôi thực không được học hành bài bản. Tôi tự học thôi. Những năm chiến tranh, tôi nhặt nhạnh được sách giáo khoa Sài Gòn, ra cứ tôi lẩm nhẩm đọc, mọi người không để ý. Tôi tập viết theo các bài trên báo, đó cũng là một cách tự học. Khi tôi viết trong chiến tranh, mọi người bảo tôi viết ký rất hay, nhưng thực ra mãi tận năm 2002, tôi mới biết phân biệt ký khác truyện ngắn như thế nào. Tôi nhớ một câu của bác Phạm Văn Đồng và tôi cứ học theo. Câu ấy thế này: các bạn cứ viết đi cái mình tâm đắc, miễn sao mọi người đọc nó, nhận nó. Nếu nhiều người thích thì nó là tác phẩm thành công, còn khi ấy, nó rơi vào thể loại nào thì gọi tên nó theo thể loại đó. Còn nếu nó không thuộc thể loại nào cả nhưng được mọi người đón nhận, thì chính bạn đã sáng tác ra một thể loại mới. Vì vậy mà tôi cứ viết, kiểu “điếc không sợ súng”. Tôi sống môi trường có mẹ tôi và các bà mẹ vùng sông nước cửa biển hay hò, hát đối, hát ví, có vần điệu, họ ứng tác rất nhanh, tôi cũng chịu ảnh hưởng môi trường đó, tôi hay làm thơ nhẩm trong đầu, khi nào có điều kiện thì chép lại.
          Anh có thể kể về một bài thơ sáng tác theo cách ấy ?
          Năm 69 tôi hành quân vào nam, đi qua bến tắt (khu vực nghĩa trang Trường Sơn bây giờ), chuẩn bị vượt sông thì có một đoàn phía trong đi ra. Có một người hỏi: có ai là người Cẩm Xuyên không ? Cậu Diên- chính trị viên phó đại đội tôi là người Cẩm Xuyên. Cậu ấy đáp: có tôi là người Cẩm Xuyên đây. Hỏi cụ thể thôn xóm, rồi người lính già hỏi: mi con ai ? Thấy cậu lính trẻ nói tên, người lính già choàng lấy và nói: mi là con tao ! Hai bố con nhận nhau rất đơn giản như thế. Sau đó thì đoàn tôi phải vào nam, đoàn kia ra, chỉ gặp nhau 5 phút. Đêm hôm đó, đánh nhau ở cao điểm O Tròn thì cậu Diên hy sinh. Hết chiến dịch tôi tìm về cục hậu cần H1 là nơi người lính cha nói địa chỉ, định tìm để báo tin Diên đã hy sinh. Nhưng đồng đội cho biết người cha cũng đã hy sinh, cũng đúng cái đêm ấy, sau khi chia tay con trai trở ra thì gặp bom. Bài thơ này tôi nhẩm rất nhanh trong đầu, ngay tại cục hậu cần H1. Sau này về cứ, tôi cứ thổn thức vì câu chuyện, tôi tâm sự với bạn. Rồi bạn tôi chép lại vào tấm bìa phía sau ba lô để làm quạt ấy. Mấy dòng ấy thế này:
                Xưa cha đi đánh Pháp
                Con còn nhỏ chạy nhìn theo
                Nay mái tóc hoa râm dưới vành mũ tai bèo
                Cha gặp con giữa chiến hào đánh Mỹ
                Nghĩa nặng tình sâu, cha gọi con là đồng chí
                Rồi mỉm cười nghe kể chuyện quê hương
                Bỗng vang lên một phát súng trường
                Con vừa bắn theo hướng đường cha chỉ
                Hai cha con cùng cười khi bóng tên giặc Mỹ
                Phải gục đầu vì hai thế hệ cha con.
Tôi viết rất nhanh như thế, một cái rất là bi, nhưng tôi nhìn dưới góc độ khác. Cái đau trong tôi dường như trở thành một thứ động lực: mình phải sống thay thằng Diên. Chính cái sống thay đó mà tôi viết đoạn sau: bỗng vang lên một phát súng trường…Phát súng trường đó chính là điểm thức của tôi. Cách viết của tôi là thế.
             Như anh nói thì anh làm thơ bắt đầu từ những câu chuyện có thật ?
          Đúng là thế. Tôi nhớ tại lễ cầu siêu các liệt sỹ, khi các thày đạo tràng khấn thì tôi rót rượu cho các anh. Nước mắt tràn trong tôi. Tôi không hút thuốc nhưng cũng bập bập mấy hơi rồi đặt lên cho các anh em.  Tự nhiên dâng lên mấy câu.
                  Rượu 3 chung, thuốc nửa điếu
                  Như thủa nào nhạt muối đói cơm
                  Như thủa nào ăn trong đạn, ngủ trong bom
           Như thủa nào nhường bạn cuộn băng dấu mình vừa trúng đạn
            Như thủa nào xếp đá chôn đồng đội tôi bên dòng suối cạn
             Để cuối chặng đời lòng vẫn ngoảnh lại phía ngày xưa
          Mấy câu này, mình nhẩm khấn cho anh em nhưng đó cũng là lời thề của chính mình. Mấy dòng thơ này còn xuất phát từ một câu chuyện có thật của đời lính. Cậu Lễ tiểu đội trưởng thông tin cũng là người dân Nghệ đồng hương được điều về trung đội tôi. Cậu ấy bị thương vạt mất một miếng ngực, lúc ấy không còn loại băng nào có thể băng được. Tôi bị nhẹ hơn bèn lấy bìa cát tông đặt lên ngực cậu ấy và dùng băng quấn. Cậu ấy thều thào bảo: Dương ơi, tao đường mô cũng chết, mi dành băng này mà  băng vết thương của mi đi. Tôi bảo: không phải đâu, máu của Lễ chảy ra đó, tao không bị thương đâu. Lễ cố gắng nói nốt mấy câu này: mi lấy trong túi áo của tao, có 2 hào đó, mi nộp cho tao tháng đảng phí cuối cùng. Câu chuyện thật này, khi thành bài thơ, tôi không chỉ nói cho tôi và Lễ, mà cho cả thế hệ chúng tôi. Biết nhường nhau khi ăn trong đạn, ngủ trong bom, chia ngọt xẻ bùi, chia bom xẻ đạn cùng nhau, đó là chuyện bình thường của cánh lính chúng tôi. Bây giờ nghe những chuyện như thế này, tưởng là lên gân, là tiểu thuyết. Những người vào sinh ra tử thời chiến mới hiểu rõ nhất. Còn riêng tôi, cho đến chết vẫn nuôi tình cảm đó. Và chính vì thế, nó buộc tôi phải sống xứng đáng với anh em. Những việc tôi đang làm, tôi không coi đó là việc to tát gì, mà là việc phải làm, nó giống như cái nợ đối với đồng đội. Cái nợ này là nợ tự nguyện, không phải ai bắt nợ cả, nhưng mình phải trả nợ đó. Khi tôi lôi cuốn băng ra, băng cho Lễ, đó là tự nhiên. Nhưng khi bạn tôi nhường tôi, trước khi chết, người ta cân đong tất cả nhanh lắm. Tôi đã có 2 lần rơi vào trạng thái đó, tưởng đã chết rồi. Một lần được chôn rồi, nhưng còn ngón chân cựa quậy, anh em móc lên cứu được. Người cứu tôi sống, bây giờ đang ở Vinh. Trước khi chết, Lễ đã cân nhắc rất nhanh, đằng nào mình cũng chết, dành băng lại cho người sống để tiếp tục chiến đấu.
          Anh nghĩ mình đang sống thay những đồng đội hy sinh ?
          Tôi người Nghệ An, đang sống ở Nha Trang nhưng anh em đồng ngũ lại bầu tôi vào hội đồng hương Quảng Trị. Mỗi ngày tôi có ít nhất vài chục cuộc điện thoại của bà con cô bác các nơi người ta hỏi về liệt sỹ. Họ cứ tưởng đã là Lê bá Dương thì cái gì cũng biết, nhưng tôi làm sao biết được nơi hy sinh của từng người. Có điều, bà con tin mình thì mình phải cố liên hệ, hỏi han để tìm giúp họ. Mỗi tháng vài triệu tiền điện thoại. Tôi viết báo, chụp ảnh kiếm nhuận bút để trả tiền điện thoại. Khi tìm vào nơi chính tay tôi chôn bạn là Hồ Phi Hùng, không thấy hài cốt vì người ta đào đắp công trường đã san gạt hết từ bao giờ. Bà mẹ nhắn bảo, không mang được hài cốt thì cứ mang nắm đất ở đó về. Mẹ còn bảo con cháu nhà nuôi hươu, gửi nhung hươu cho thằng Dương để nó khỏe nó tìm mộ thằng Hùng giúp mẹ. Anh Hùng của chúng mày không về được thì bảo anh Dương về, cho mẹ cầm tay anh Dương của chúng mày. Tôi về mừng thọ mẹ Hùng 80 tuổi, ở Quỳnh Văn- Quỳnh Lưu- Nghệ An. Bà cụ nằm liệt giường. Nhưng thấy tôi về, cụ sờ tay tôi, cố ăn với tôi được nửa bát cơm. Như thế là tôi thay thằng Hùng ăn cơm với cụ. Sau cụ khỏe trở lại, đi chơi được nhà hàng xóm. Đó là chuyện kỳ diệu tôi chưa giải thích được
          Năm 2010, tôi tổ chức cuộc hành hương cho 43 thân nhân liệt sỹ cùng vào rừng ngủ với anh em chúng tôi một đêm. Chúng tôi mắc 617 chiếc võng trong rừng ngủ với các liệt sỹ một đêm. Không đưa được các anh về quê thì đưa quê hương vào để ấm lòng các anh. 2000 ngọn nến thắp sáng cả rừng. Sau đó, chúng tôi tặng lại cho thanh niên địa phương 500 ngọn nến, truyền lửa cho thế hệ trẻ để vào các dịp lễ tết, thắp lên tưởng nhớ các anh. Vợ một người lính tên là Quang khóc nói cảm ơn chúng tôi. Tôi bảo chị đừng cảm ơn, bởi nếu Quang còn sống, tôi mà chết, thì hôm nay, Quang cũng làm như tôi. Các anh em mà còn sống thì không chỉ làm như chúng tôi, mà còn làm được nhiều hơn thế, bởi rất nhiều người trong số họ đang ngồi trên ghế giảng đường đại học được đào tạo bài bản, không kém như bọn tôi học hành chẳng được bao nhiêu. Anh em nếu còn sống, họ còn làm nhanh hơn và chu tất hơn chúng tôi bây giờ. Thương lắm các anh em từ giảng đường ra tiền tuyến, kinh nghiệm không có, cứ phơi ra. Khi nhìn quả bom cắt xuống giống như hình lát khoai lang khô, bay về phía mình thì coi chừng nó sẽ rơi vào vị trí của mình. Còn nếu chỉ là chấm tròn thì an toàn, nó sẽ lướt qua đầu mình. Đám lính trẻ ngơ ngác có biết đâu !
Thơ anh nói có tuổi 20 thành sóng nước...?
          Vâng, Quảng Trị là chiến trường ác liệt nhất toàn miềnNam. Nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9 đều nằm trên đất Quảng Trị. Xã hội trẻ nhất có thể chính là các nghĩa trang, một xã hội ở trạng thái tĩnh. Chúng ta đang sống trong xã hội già, có lớp nọ lớp kia, nay mừng thọ, mai bái lão. Còn ở đây, các anh ra đi toàn ở tuổi 17, 18, 20,…rất ít trường hợp trên 30, 40. Nghĩa trang là nơi lưu giữ vĩnh viễn tuổi 20. Đây là sự lựa chọn của chiến tranh mà anh em chấp nhận một cách tự nguyện. Những người mẹ cũng vậy, đây là sự chấp nhận cho con mình ra trận. Đau lắm chứ, ở nhà, đêm đêm ngọn đèn khêu lên khêu xuống, thổn thức với từng tin tức chiến trường. Nghe hàng xóm kháo nhau ngày mai nhà ai nhận giấy báo tử là giật mình. Không có bà mẹ nào tự nguyện cho con mình chết, nhưng hy sinh là không thể tránh khỏi, đó là cái giá của độc lập, tự do, thống nhất Tổ Quốc. Chắc chắn rằng, nếu được lựa chọn, tôi và các anh không ai chọn chiến tranh cả. Cũng giống như các bà mẹ VNAH, không bà mẹ nào muốn con cái chết trong trận mạc để mẹ được phong anh hùng. Không bao giờ ! Nhưng ở đây vấn đề là chiến tranh nó lựa chọn anh em chúng ta chứ không phải chúng ta chọn chiến tranh. Mình chấp nhận sự lựa chọn đó. Số anh em sinh viên ồ ạt vào thành cổ Quảng Trị  năm 1972 thì đây là cuộc dốc ống của Đảng và Nhà nước, cực chẳng đã, bởi số này là những hạt giống dành cho tương lai. Họ là những người có học, đang được học hành để chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, xây dựng lại nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Huấn luyện ít ngày, họ chỉ biết bắn súng, không biết bắn xong thì lăn tránh đạn của đối phương. Sau mấy loạt B52, đại  đội tôi có 67 người thì chỉ còn 6 người sống. 6 người, 12 bàn tay, đào, moi đến bật máu cả đêm, sáng hôm sau được một chục cái ba lô thi thể anh em, không ai còn hình hài  nguyên vẹn, còn gì đến hôm nay mà quy tập ? Họ đã tan vào đất, vào nước rồi. Năm 76, chiến tranh kết thúc, tôi về quê, gặp mẹ của một người bạn. Năm 68 cậu ta hy sinh, tôi về thăm mẹ bạn nhưng giấu không cho bà cụ biết. Bà mẹ nhớ con, ngày nào cũng thẫn thờ ra bờ ao, hái bông hoa bụt đỏ thả xuống nước. Từ 1976, năm nào tôi cũng ra Quảng Trị, nhớ đồng đội tôi lại nhảy tàu ra, thả vài bông hoa, thắp cho anh em mấy nén hương. Hơn ai hết, tôi là người trong cuộc, chứng kiến anh em đồng đội thân xác tan trong đất, trong nước. Dù có tài thánh cũng không đưa được anh em về, vì mấy người còn nguyên xác !  Họ tan hết trong đất, trong cát, sông suối trôi đi rồi còn đâu ? Không thể đưa anh em về quê, tôi cố gắng mỗi năm trở lại chiến trường xưa hương hoa cho anh em thôi. Hoa sim, hoa mua, hoa mào gà và mấy loài hoa dại, tôi kết bè thả xuống sông cho anh em. Đặc biệt có huyện Triệu Phong, Quảng Trị, 100% cán bộ văn hóa là anh em du kích xưa. Họ chính là những người nuôi cái chuyện thả hoa trên sông của tôi từ năm 76 đến nay.
          Bài thơ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ anh làm khi thả hoa trên sông ?
          Năm 1987, tôi về lại Quảng Trị, vào chợ mua hoa. Trước đây tôi chỉ hái hoa dại, hoa rừng. Năm 87, lần đầu tiên tôi mua hoa chợ. Xuống sông gặp một bà thuyền chài. Tôi bảo mệ cho con đi thuyền dọc sông một vài tiếng, hết bao tiền con trả. Bà cụ đồng ý 8 ngàn đồng một tiếng. Tôi ngồi thuyền thả hoa trên sông, nước mắt nhạt nhòa. Bà cụ không nói gì, nhìn tôi thả hoa và lặng lẽ chèo đều đặn. 4 tiếng sau, tôi bảo 8 ngàn/1 giờ, 4 giờ con trả mệ 50 ngàn. Bà cụ quỳ xuống, khóc nói: mi làm rứa sao mệ dám lấy tiền của mi !
          Chào mẹ, tôi lên bờ, ngồi bó gối nhìn dòng sông. Hoa vừa thả dập dờn trôi theo dòng nước. Tôi miên man nghĩ anh em đang nằm dưới sông, bập bềnh theo những cánh hoa. Có cái thuyền máy chạy ngược lên, bọt nước khua trắng. Tự nhiên nước mắt tôi ứa ra. Trong đầu tôi hình thành vần thơ. Nguyên văn ban đầu là:
            Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
            Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
            Tan chợ chiều xuôi đò có vội
            Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong
Đó là lời thỉnh cầu của một người lính. Một phiên chợ chiều có vội vàng, hay cả cuộc đời này là một phiên chợ chiều, có vội đến mấy thì vội, xin nhớ cho rằng, đồng đội tôi đang nằm dưới đó. Đừng có làm gì khuấy đục dòng đời này, tôi muốn chia sẻ. Sau đó bạn tôi là các anh Thế Vũ, Đỗ Kim Cuông thích bài thơ này nhưng góp ý tôi sửa lại để đăng báo. Tôi đã sửa lại Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹƠi  là thán từ gọi đò, theo phương ngữ nơi đây ơ đò, bớ đò…!. Từ xin nó lặng, nhưng từ ơi đò, nó có tiếng đồng vọng lênh lang theo sóng nước:
             Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
             Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
             Có tuổi 20 thành sóng nước
             Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Khi tôi nghĩ tuổi 20 thành sóng nước rồi thì dòng sông thật không còn hiện hữu nữa. Nó chỉ còn là dòng chảy tâm linh, dòng chảy trong lòng người

Dương Duy Khoa
Các bạn HP ơi, dịp Nghỉ này, các bạn có chương trình gì không?

thoát ác

http://www.youtube.com/watch?v=eOKOj-zohuQ
http://hn.nhac.vui.vn/thoat-xac-vu-quoc-viet-m202367c2p794a15415.html
bây giờ ai rảnh thì nghe đi

Đọc Thoát xác,xem thoát xác và nghe Thoát xác


Vui với mọi người khi đang thoát xác, tôi thấy Cận đang nháy nhó rủ đi bóp máy thoát xác



http://youtu.be/eOKOj-zohuQ

http://nhac.vui.vn/thoat-xac-vu-quoc-viet-m202367c2p794a15415.html
 không biết làm sao mà không đưa được lên để mọi người nghe thì tạm vào các đường link kia để nghe vậy

GỬI TẬP THỂ A12...

Alô..! Ban liên lạc lớp mình liên hệ chỗ ăn chơi thế nào rồi ? mọi việc ổn chưa...không biết lúc đó tôi có đi được không (vì bận ôn thi CIII mà! )...nhưng cũng thấy hào hứng và sốt ruột quá!...Bạn Lý nhắn tin cho tôi biết với nhé!Tôi sẽ phải cố gắng thôi..hi..hi..
.....Chắc là vui lắm, mà sao ko thấy mấy bạn nam đâu nhỉ ? bạn nào có tin gì thì cho tôi biết với nhé? !

Yêu quá, cái dịu dàng của vợ!

Tiếp nối bài đăng của bạn Hiếu, xin được chia sẻ với các bạn nữ nhà mình những bí quyết để giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình!

- Sáng thức giấc, chồng lâng lâng vì được vợ nép vào ngực thỏ thẻ: “Em muốn được ngủ bên chồng thêm chút nữa”.
Mỗi buổi đi làm về, nghe thấy vợ thủ thỉ: “Có mệt lắm không chồng?” là anh thấy khỏe re, bữa ấy kiểu gì cũng ăn thêm chén cơm.

Anh đánh vật với cái ống nước trong nhà tắm bị trục trặc, vợ cười mỉm: “May mà có anh chứ mình em ở nhà thì bó tay, chắc phải gọi thợ mất thôi”. Thế là bữa đó vợ cứ “tâng” chồng lên đẩu đâu, ngồi ăn cơm, vợ gắp thức ăn vào bát chồng lia lịa, lại tủm tỉm: “Thưởng cho chồng này”. Biết là vợ đang “khích” nhưng chồng vẫn thấy vui, tự nhiên lại mong được giúp vợ nhiều nữa kìa.

Tuần trước trời mưa, sợ vợ đang bị cảm cúm nên chồng qua đón. Vợ thẫn thờ nhìn chồng: “Anh có lạnh lắm không?”. Trên đường về, dù tiếng mưa lộp độp  mà chồng vẫn nghe thấy bên tai lời yêu thương: “May mà nay anh đến chứ nếu không thì…”. Chỉ mong con đường về nhà dài thêm, vợ à!

Mỗi lần xách va li đi công tác, vợ lại đến bên nhẹ nhàng nói: “Mấy ngày vắng chồng chẳng biết em xoay sở thế nào đây? Bí Ngô sẽ rất nhớ bố đấy”. Chồng biết thừa vợ chỉ nói cho vui chứ ở nhà chồng có giúp được cái đếch gì đâu? Vậy nên mỗi lần nhận được điện thoại hay tin nhắn của vợ, chồng lại muốn kết thúc nhanh công việc để về nhà.

Cái lần vợ bị ốm, chồng tất tả chạy ra hiệu thuốc tây mang về cả một lố nào trị cảm cúm, nào ho, nào đau đầu. Vợ nhìn chồng dịu dàng: “Cũng may mà nay chồng ở nhà chứ nếu không thì…”. Cái câu quen quen mà chẳng hiểu sao chồng vẫn muốn nghe.

Bát cháo chồng nấu đã vụn cục lại còn mặn chát, vậy mà mặt vợ vẫn cười tươi rói: “Cháo ngon lắm anh à, em ăn xong chắc hết sốt luôn”. Chồng thổi phì phò, thử nếm chút xíu, thấy tội nghiệp vợ quá. Chỉ tại chồng vụng về nên chẳng biết nấu bát cháo thế nào cho ngon.

Cái bữa chồng lăng xăng lau nhà, vợ từ nhà ăn cứ ngó đầu ra khen nức nở: “Chồng em đảm đang gớm”. Cuối tuần, chồng xung phong vào bếp, vợ đưa hai bàn tay nhỏ xíu của Bí Ngô vỗ đèn đẹt vào nhau: “Hoan hô bố nào”. Chồng cũng chẳng kém, hùa theo: “Nhất chồng em rồi nhé. Bí Ngô thấy bố chăm chỉ không nào?”. Trên cơ quan, mấy ông sợ về nhà nên tan sở còn kéo nhau ra quán làm “vài quai”. Nhưng chồng muốn được về ngay để nghe vợ nói: “Chồng về rồi đấy à?”. Muốn được Bí Ngô gọi: “Bố về rồi mẹ ơi”.

Đàn ông, ai cũng có những tính xấu. Vợ không vì thế mà hắt hủi, chì chiết nên hình ảnh của anh không bị “vẩn đục” trong mắt vợ. Nếu hôm nào liên hoan, nhậu nhẹt nên về muộn, chồng không cần phải nói dối hay lý do lý trấu, bởi vì vợ không bao giờ cau mày: “Rượu với chè”.
Đôi lúc chồng căng thẳng, về nhà, vợ lại âu yếm: “Chồng à…”. Những lời dịu dàng của vợ đã “đánh bay” mọi mệt mỏi trong anh. Còn nhớ năm ngoái chồng thất bại trong công việc nên sĩ diện đàn ông bị mất đi ít nhiều. Nhưng vợ vẫn ngọt ngào, vẫn… nhất chồng.

Khó khăn trong sự nghiệp kéo theo chuyện chồng sẽ đem tiền ít về nhà, sẽ túng thiếu hơn, vợ sẽ phải co kéo, cân đo chi tiêu nhiều hơn. Nhưng chẳng bao giờ vợ càu nhàu chê chồng vô dụng, cũng không bao giờ vợ so sánh với chồng người khác. Ngược lại, vợ thường nói: “Với em, anh là nhất. Đời người cũng có lúc này lúc khác, tiền hết rồi lại có, em tin anh làm được”.

Chồng kéo vợ vào lòng, im lặng trong giây lát thay lời cảm ơn. Bởi đó là động lực để chồng vững tin hơn. Chẳng bao lâu sau chồng đã vực dậy được mình, công lao đầu tiên là của vợ đó. Thấy vui biết bao khi vợ nói: “Em tự hào về chồng lắm. Đấy em nói có sai đâu, chồng sẽ làm được mà”
(Nói nhỏ với các bạn: Đây là bài mình lấy được trong máy tính của anh trai. Đọc xong mới thấy mình còn vụng về quá. Bạn nào có bí quyết gì đưa lên cho mình học tập nhé!)

Khoảnh khắc huy hoàng

Cuối tháng, chồng đi làm về, mặt vênh váo, hùng hổ gọi vợ ra quát nạt.

- Bây giờ tôi hỏi cô, Cái nhà này ai làm chủ?

Cô vợ tát nhẹ vào má chồng, nựng yêu:

- Thôi đi nỡm… Tháng này có lương rồi hả!
.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

TỘI AI NHIỀU HƠN ?


  

Có 4 nữ tu bước đến buồng xưng tội. Người đầu tiên bước vào và nói :
“ Xin Cha tha thứ cho tội lỗi của con ”
       Cha xứ hỏi :
Con có tội gì  ? ” 
      Cô ta nói :
“ Con đã nhìn thấy dv của đàn ông.”
Thật kinh khủng! Con phải đọc kinh 10 lần, và rửa mắt bằng nước thánh ! ”
-           Cha xứ nói.
Nữ tu nghe lời và bước ra ngoài... rửa mắt bằng nước thánh và đọc kinh 10 lần.
Người thứ hai bước vào và nói :
“ Xin Cha, Cha tha cho tội lỗi của con ”
Cha hỏi :
Tội gì, tội thế nào hả con  ? ”
   Cô ta nói :
“ Con đã chạm vào dv của đàn ông.”
Cha nói : “ Kinh khủng, thật kinh khủng hơn người trước, con phải đọc kinh 20 lần và rửa tay bằng nước thánh.”
Cô ta bước ra ngoài và đọc kinh rồi rửa tay bằng nước thánh.
Đột nhiên bên ngoài có cãi vã, người Cha xứ bước ra và hỏi : “ Có chuyện gì thế ?”
Nữ tu thứ 3 và thứ 4 đang đánh nhau ?!
Ông ấy bèn hỏi : “ Chuyện gì thế các con ? ”
Nữ tu thứ 4 nói :
“ Không cần biết Cha sẽ nói gì”
“ Nhưng con sẽ không rửa miệng bằng thứ nước đó sau khi cô ta đã rửa mông”  !!



Tôi chẳng biết viết bài được hay như mọi người, thôi thì 
tìm mấy câu chuyện cười đăng góp vui với mọi người  vậy !

Những hình ảnh độc (Theo http://www.tinhte.vn/threads/122449/)

[IMG]




Góp ý xây dựng Nội quy Thaiphien12a12.blogspot.com


Để Thaiphien12a12.blogspot.com phát triển lâu dài, mình mạnh dạn đưa một số ý kiến xây dựng nội quy. Mong các bạn cùng đọc và xây dựng.

NỘI QUY THAIPHIEN12A12.BLOGSPOT.COM

Thaiphien12a12.blogspot.com được xây dựng với mục đích duy nhất là tạo ra mái nhà chung chất chứa những kỷ niệm buồn, vui của một thuở học trò, đồng thời là nơi các thành viên  12A12 Thái Phiên  cùng ôn cố tri tân, sẻ chia thông tin về công việc và gia đình hướng đến sự thân thiết giữa các bạn gần xa. Thaiphien12a12.blogspot.com  chỉ giới hạn trong phạm vi thành viên, vợ con thành viên 12A12 Thái Phiên, Hải phòng.
Thaiphien12a12.blogspot.com  không nhằm mục đích kinh doanh, tuyên truyền, phổ biến, kích động nhằm đi ngược lại chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
 Với mục đích duy trì sự tồn tại lâu dài, nội dung phong phú và hữu ích của  Thaiphien12a12.blogspot.com , Ban Quản Trị  đề nghị các thành viên đọc kỹ nội quy của trang web, hợp tác và đóng góp cho  Thaiphien12a12.blogspot.com  ngày một phát triển lành mạnh và bổ ích.
NỘI QUY
1. Thành viên
Thành viên (username) của  Thaiphien12a12.blogspot.com  phải là thành viên, vợ con thành viên của lớp 12A12 Thái Phiên, Hải phòng
2. Nội dung
- Nghiêm cấm đăng, trích dẫn, đưa ý kiến có các nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp đồi trụy, tuyên truyền phản động, đi ngược lại chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Các Thành viên phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bài viết của mình.
- Không đả kích cá nhân, thóa mạ, dùng từ ngữ thiếu tôn trọng và làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các thành viên hoặc cá nhân khác.
- Khuyến khích các Thành viên tích cực tham gia post bài để  Thaiphien12a12.blogspot.com  ngày một phát triển.
- Các bài viết được sao chép lại từ nơi khác phải có nội dung chính xác với bài gốc và phải chỉ rõ nguồn của bài viết. Lưu ý: không đưa các bài viết từ các trang web bị cấm hoặc có tính chất phản động.
- Thành viên chịu trách nhiệm quản lý mật khẩu truy cập trang web.
XỬ LÝ VI PHẠM
Bài viết, ý kiến comment vi phạm Nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM
  • Người điều hành trang web  Thaiphien12a12.blogspot.com  không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với mọi tổn thất, mất mát, thiệt hại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến việc cung cấp và sử dụng thông tin được đăng tải trên  Thaiphien12a12.blogspot.com .
  • Người điều hành trang web không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với nội dung các bài viết, ý kiến comments của các Thành viên.
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LƯU Ý ĐẾN NỘI QUY NÀY