Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Viết tiếp truyện ngụ ngôn: Thỏ và Rùa


(Cuối năm học, công việc bộn bề, đang lúc nghỉ ngơi đọc một số tài liệu post lên cho cả nhà đọc tham khảo)

Ðây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng như sau: 
               Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi  chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, Thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua. 
Bài học của câu chuyện trên là: Chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua. 

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp 
tục phát triển thêm: 
          Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường. 
Thế, bài học của câu chuyện này?: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. 
           Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách Thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. 
           Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, Rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. 
Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp. 
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại. 
                                Ðến đây, Thỏ và Rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. cuộc đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước. 
Bài học của câu chuyện này là gì? 
            Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. 
             Ðiều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm. 

             Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai
          Thỏ và Rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác:
Thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều. 

           Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. 

            Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. 
Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp. 

Kết luận:
        Câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

8 nhận xét:

  1. Cảm ơn Bằng lăng tím, Đầu tuần được đọc một bài rất hay như một liều thuốc bổ :)
    “Câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú” Sau mỗi câu truyện nhỏ là một kinh nghiệm đúc kết rất ý nghĩa, không còn nhận xét nào hơn. Đọc-đọc và suy ngẫm

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện của bạn hay thật.

    Tôi góp vui một đoạn:

    Giữa Rùa và Thỏ còn có một cuộc đua không được công bố, cuộc đua này diễn ra ngay sau cuộc đua thứ nhất.

    Bị thua cay đắng trong cuộc đua thứ nhất, Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó.
    Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.

    Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó hướng về đích ở phía trước.

    Đang chạy mát ga, bỗng xuất hiện một chú CSGT chặn đường vẫy lại.

    - Chào công dân Thỏ, anh đã chạy quá tốc độ tới 60%, vui lòng xuất trình giấy tờ xe, CMND và bằng lái.

    Thỏ chạy thi với Rùa trong cuộc đua cá nhân nên đâu có mang nhiều thứ như vậy, thậm chí cả tiền cũng chẳng đem theo.

    Sau một hồi trình bày, xin xỏ đủ kiểu (duy nhất lý do đang đua là không dám nói ra vì sợ thêm tội) cũng không ăn thua.

    Chợt thấy Rùa đang tằng tằng chạy qua trước mặt, Thỏ cay đắng nhìn Rùa đang từ từ khuất hẳn; chú CSGT vỗ vai Thỏ nói:

    - Anh thấy công dân Rùa không! Anh ta chạy phương tiện bốn bánh mà vẫn đội mũ bảo hiểm đầy đủ và đi rất từ từ. Còn anh chạy loại 2 bánh, đã không đội mũ bảo hiểm mà còn chạy như điên. Tội anh nặng lắm! nặng lắm! Anh tính sao đây?

    Thỏ nản quá, hỏi mượn cái mobile của anh CSGT để gọi cho người nhà ra nộp phạt. Chú CSGT trợn mắt nhìn Thỏ như nhìn thấy quái vật, không nói thêm lời nào móc mobile gọi xe bốc Thỏ về đồn ngồi xơi nước.

    Lại sau một hồi tiếp tục trình bày, viết biên bản, viết tường trình, Thỏ cũng nhờ được một cuộc gọi về nhà để mang giấy tờ và tiền đến nộp phạt.

    Ê ẩm mình mẩy, choáng đầu hoa mắt, nhưng Thỏ vẫn cố lê đến đích thì thấy Rùa đang ngồi đấy Cafe chém gió với các chiến hữu từ hồi nào.

    Từ cuộc đua này có bài học nào không ?
    .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ha ha...Bác này viết truyện vui thật!
      1. Luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
      2. Đừng đua...

      Xóa
    2. cuộc đua nào nếu giành được chiến thắng cũng cần yếu tố may mắn nữa. đen cho Công dân Thỏ thôi!

      Xóa
    3. Bài học từ cuộc đua này là: Khi đi ra đường có thể không mặc quần áo và quên tất cả các thứ nhưng một thứ không thể quên đó là "Tiền"

      Xóa
  3. uyện ngụ ngôn : Thỏ và Rùa

    Chạy ích chi? Cốt đi đúng lúc,
    Chuyện Thỏ, Rùa ngẫm thực rõ thay
    Rùa rằng: - Ta đánh cuộc này:
    Đích kia chạy đến, anh tày tôi chăng?
    - Chị điên chắc! Nghĩ xằng mơ hão
    Chạy hơn ta? Tẩy não đi thôi!
    Khăng khăng Rùa cứ giữ lời:
    - Điên hay chẳng cứ cuộc chơi
    Họ vào cuộc y như Rùa thách
    Giải hai bên cạnh đích cùng bày,
    Hỏi chi vật nọ món này?
    Lại cần chi biết ai đây trọng tài.

    Thỏ chỉ việc nhảy vài bốn cái
    (Cái nhảy mà khi suýt sa cơ
    Đã làm bầy chó ngẩn ngơ
    Rượt theo song chẳng bao giờ bén chân.)
    Vâng! Thỏ thừa giờ ăn giờ ngủ
    Giờ vểnh râu nghe gió đông tây
    Mặc cho cái ả Rùa này
    Như ông quan cụ khoan thai lê mình.

    Rùa dời gót tận tình, tận lực
    Ì ạch lê từng bước... cố mau.
    Hợm mình Thỏ định chạy sau,
    Khởi hành cùng lúc hơn nhau quá thường!
    Thỏ nghĩ bụng không bươn bã vội
    Càng phất phơ càng nổi tài ba
    Thỏ gạm cỏ, Thỏ lê la,

    Nhơn nhơn chẳng buồn lo tranh cuộc
    Cuối cùng khi Thỏ ngước nhìn lên
    Đích kia Rùa đã kề bên,
    Thỏ ta vội phóng như tên bay vù.
    Nhưng bay nhảy quá ư vô ích
    Chị Rùa ta tới đích, rõ hay.

    Rùa cười: - Tôi nói không sai
    Có ai ăn được cái tài chạy nhanh?
    Tôi thì thắng còn anh lại bại.
    Ví anh bê một cái mai vào
    Thì còn tai hại tới đâu?

    Trả lờiXóa
  4. phải nói các thành viên nhà mình nhiều văn, chịu sưu tầm thật

    Trả lờiXóa
  5. Doanh già đừng đưa NQ TW 4 vào đây nha

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.