Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Một vài điều con cái muốn và không muốn ở cha mẹ.


Một vài điều con cái muốn và không muốn ở cha mẹ.

(Hiếu học). Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào các đức tính và kết quả học tập của con cái mà không lưu tâm đến những hành vi, cách cư xử của chính mình. “Cần được tôn trọng và đối xử như người lớn”: Các em cần có một thế giới riêng cho mình dù nhỏ bé.
Vì thế các bậc cha mẹ cũng nên tự nhìn lại bản thân, có một số điều con cái muốn và không muốn ở cha mẹ rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm.
@ Những điều con trẻ trông chờ ở cha mẹ: 
1) Muốn được cha mẹ đối xử công bằng, không thiên vị: “con yêu – con ghét”.
2)Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật, bao dung và rộng lượng.
3) Muốn cha mẹ niềm nở với bạn bè của mình.
4) Cha mẹ là những người biết lắng nghe, thấu hiểu và giải đáp thắc mắc.
5) Cha mẹ kiên định nhưng nhất quán (Không lúc nói thế này, mai thế khác), giữ lời hứa và thường nói với mục đích tốt.  
6) Cha mẹ lạc quan, gia đình hạnh phúc. Con cái sẽ rất đau khổ khi cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng!
7) Muốn được cha mẹ chấp nhận, khuyến khích, động viên và khen ngợi.
……………
@ Những điều con trẻ không muốn ở cha mẹ:
1) Không muốn cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng.
2) Không muốn bị chê trách trước mặt người lạ, đặc biệt là trước bạn bè.
3) Không muốn thường xuyên bị tra hỏi, bị chỉ trích với những lỗi lầm đã qua, đã nhận biết.
4) Không muốn bị nhạo báng, bị đưa vào những tình huống khó xữ.
5) Không muốn cha mẹ bất hòa, phải làm trọng tài hoặc phải theo một phe nào.
6) Không muốn bị chỉ trích thiếu chính xác, chỉ tập trung vào nhược điểm và nhất là không muốn bị dày vò oan uổng khi cha mẹ: “giận cá chém thớt”.
….

 Thế giới ngày nay tràn ngập thông tin và ảnh hưởng của xã hội sẽ tác động vào con trẻ rất lớn. Các bậc cha mẹ nếu không nhận biết những thay đổi trong cuộc sống, những tâm tư tình cảm của con mình sẽ cảm thấy càng ngày càng khó hiểu con mình hơn.
Nếu cha mẹ mong muốn vẫn còn gần gũi vói con cái khi chúng lớn dần để giúp đỡ cho chúng, thì hãy khéo léo tìm hiểu, đừng vội vã kết luận, hành động tức thì, đôi khi chỉ làm tình hình tồi tệ thêm. Bạn hãy chắc chắn cho các em biết rằng: “Ba mẹ luôn ở bên và sẽ không e ngại bất cứ một điều gì để sẵn sàng giúp đỡ con”.

 P/s: Mấy ngày nay đi trực, nhân lúc rảnh rỗi đọc được ít tài liệu đưa lên cả nhà cùng xem và suy ngẫm. (Nhiều lúc tôi thấy mình thật có lỗi với con vì nhiều khi nóng giận toàn mắng oan con, nhất là đứa lớn. Biết thế mà chẳng sửa được vì mình là người rất khó kìm chế cảm xúc)

4 nhận xét:

  1. 8. Trẻ em mong muốn được chia sẻ vất vả mưu sinh của cha mẹ.

    Trả lờiXóa
  2. Đứa lớn nhà bạn ngoan thế mà vẫn còn " xử" nó à? Nhưng không hiểu sao ngay cả với tôi, tôi cũng có vẻ thiên vị đứa bé hơn, chẳng hiểu sao?? Có lẽ do tâm lý "mình đẻ đứa này là thôi". Sẽ không còn cơ hội nuôi một em bé để xem nó lớn lên từng ngày nữa nên thấy với đứa thứ hai luôn bao dung hơn. Tôi thấy nó cười tôi cũng thích, nó mếu tôi cũng thích, nó mà nói yêu mẹ thì thấy vui hơn Tết. Nên thấy khó mà la mắng được. Vì vậy, cô nàng có vẻ bắt nạt cô chị lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế mới nói là mình có lỗi với con. Thực ra cháu không phải là ngoan lắm nhưng nó cũng không đến nỗi mà mình phải mắng nhiều đến thế. Nhiều lúc đi làm về, bức xúc chuyện cơ quan, rồi chuyện linh tinh thế là la mắng um tùm thôi. Xong rồi mới thấy tội nghiệp con quá. Đúng là tâm lý “giận cá chém thớt ” đấy. Mình sẽ cố gắng để sửa. (Chẳng biết nói rồi có làm được không nữa)

      Xóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.