Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Socrates và ba nguyên tắc


Socrates là nhà hiền triết thời cổ Hy lạp, có rất nhiều môn đệ, ông ta nổi tiếng thời xưa vì những lý luận, triết giải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của người đương thời, qua quan niệm nhân sinh và vũ trụ của ông ta .



Một hôm để tìm hiểu thiên nhiên, ông ta dẫn đám đệ tử đi dọc theo con đường làng. Từ xa ông ta nghe có tiếng gọi tên ông vọng lại văng vẳng. Ngạc nghiên, ông ta dừng lại và chờ đợi ..., một người dân làng chạy lại rồi dừng trước mặt Socrates thở hổn hển, và bảo là muốn nói với ông ta một câu chuyện.

Trước khi người nông dân cất lời, Socrates nói:
- Để kể lại một câu chuyện, cần theo đúng ba nguyên tắc.

- Trước giờ tôi đâu có biết, mà là 3 nguyên tắc gì ???  - Người nông dân thắc mắc.


- Vậy thì! Nguyên tắc thứ nhất, có chính mắt anh thấy nó không ? - Socrates hỏi.

Anh nông dân đưa tay lên gãi tai:
- Không !!! tôi không chính mắt thấy chuyện đó.

- Nguyên tắc thứ hai, câu chuyện anh sắp nói, có mang lại điều tốt đẹp gì cho người nghe hay không ?

Suy nghĩ một lát, anh nông dân nói:
- Tôi không chắc nó có mang lại sự tốt đẹp c
ho người nghe “.


- Câu chuyện anh sắp nói, không chính mắt anh thấy, không mang lại điều tốt đẹp cho người nghe, vậy nguyên tắc cuối cùng là “Nó có lợi gì cho người nói hay không ?"
- Không ! Nó cũng chẳng có lợi gì cho tôi. - Anh nông dân trả lời.


Socrates ưỡn ngực bảo:
- Câu chuyện anh sắp nói, vi phạm ba nguyên tắc là: Không chính mắt anh thấy, không mang lại điều tốt đẹp cho người nghe, cũng không có lợi cho người nói, vậy anh không nên nói.


Nghe giảng giải xong, các đồ đệ hết lời khen ngợi thầy mình đã đặt ra ba nguyên tắc cho mọi câu chuyện.

Anh nông dân thì mặt buồn rầu lủi thủi đi về làng, riêng Socrates không bao giờ được biết là vợ ông ngoại tình với người bạn, bị vợ anh nông dân bắt gặp.

.


2 nhận xét:

  1. Một nhà hiền triết rao bán hàng “sự thật.” “Mời mua sự thật, mời mua sự thật, mua một tặng hai.” Nhà hiền triết rao to tiếng giữa phố phường, chợ búa.
    Một chính trị gia dừng lại và hỏi. “Làm thế nào để mua sự thật? Giá bao nhiêu?” Nhà hiền triết đáp, “Giá của sự thật là sự thật; và ông sẽ được tặng thêm tự do và hạnh phúc.” “Xin ngài cho biết cụ thể hơn?” Chính trị gia hỏi tiếp. “Xin thưa,” nhà hiền triết trả lời, “Cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, ông trung thực trả lời ba câu hỏi sau: (1)Tôi đã sống đúng với sự thật? (2) Tôi đã dám sống cho sự thật? Và (3) tôi đã sống vì sự thật không?
    Giá để trả cho món hàng sự thật là ông sống với (cảm nghiệm), sống cho (phục vụ), và sống vì (bảo vệ) sự thật. Khi ông sống như thế, ông sẽ được sự thật, và còn được tặng thêm tư do và hạnh phúc nữa.” Chính trị gia cầm món “sự thật” về nhà bắt đầu thực hành với ba câu hỏi trên. Nhưng chỉ vài hôm sau, ông đã trả món hàng ấy lại, vì hằng ngày ông chỉ bàn đến mưu toan, chiến tranh, quyền lực, phe nhóm, hơn thua. Ông thừa nhận rằng, ông chưa đủ can đảm. Tiền bạc và quyền lực xem chừng như mạnh hơn sự thật.
    Một nhà tu đi ngang qua nghe ông cụ rao, “Mời mua sự thật, mời mua sự thật. Mua một tặng hai.” Tò mò, tu sĩ dừng lại và nói. “Tôi là người rao giảng sự thật, ông biết gì về sự thật mà bán?” Nhà hiền triết tươi cười đáp. “Con rất mừng và cám ơn ngài là người rao giảng sự thật. Chỉ có điều là nếu ngài muốn có tự do và hạnh phúc thật thì xin ngài cầm lấy món hàng “sự thật” và thử dùng xem sao.”
    Sau khi được giải thích về giá cả, nhà tu đưa “sự thật” về nhà và bắt đầu thực hành. Nhưng cũng chỉ vài hôm sau, vị tu sĩ cũng trả nó lại. Người tu sĩ thấy rằng, mình có sống với sự thật, nhưng mình chưa can đảm sống cho và vì sự thật. Ông như thấy rằng, sự yên ổn ngại dấn thân dường như mạnh hơn sự thật mà ông đang rao giảng, đều này làm ông trả lại “món hàng.”
    Tiếng rao, “Mời mua sự thật, mời mua sự thật, mua một tặng hai” vẫn được vang lên. Một cụ già nông dân dừng lại và nói to. “Sự thật có cóc gì mà phải mua. Sự thật là quà tặng. Tôi được tặng nó từ lâu rồi.”
    Nhà hiền triết tỏ vẽ vui mừng và nói, “Chúc mừng bác. Thế ai tặng cho bác?” Bác nông dân đáp. “ Tôi không biết ai đã tặng tôi, nhưng từ nhỏ ba tôi đã dạy tôi chỉ sống từng ngày. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, ba giúp tôi nhìn thẳng vào lòng mình và trả lời ba câu hỏi thật nghiêm túc: (1) Tôi có sống thật với nhân phẩm cao quí của tôi không? (2) Tôi có sống cho những gì mà tôi yêu, tôi tin không? Và (3) tôi có can đảm làm chứng cho sự thật không? Nhà hiền triết mĩm cười mãn nguyện và thưa. “Bác đã có tất cả rồi. Chúc mừng bác.” (ST)

    Trả lờiXóa
  2. Câu chuyện của hai ông quá hay! Tôi rất thích!
    @ Hùng: Sao lâu lăm mới thấy ông xuất hiện? Liệu có đi an dưỡng ở đâu không? Hôm trước mới bảo Lý gọi điện hỏi thăm xem tình hình thế nào vì tôi không có SĐT của ông. (Hỏi thế vì cũng có lần tôi nghỉ ở Hospital mất hơn 2 tuần mới lên blog được)

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.