Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

kiều gia và đại nữ

http://www.youtube.com/watch?v=umokfGw5hK0

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Thân anh như mấy củ khoai
Sáng sáng em đói, em nhai đỡ lòng
Thân anh như cỏ ngoài đồng
Buồn thì em nhổ, em trồng rau răm
Thân anh như cọng bánh tằm
Bữa nào nổi giận, em ngâm xuống sình
Thân anh như đám lục bình
Heo mà có đói, em… ‘rinh’ vô chuồng!
Thân anh như một miếng đường
Em thời háo ngọt chẳng nhường mấy khi
Thân anh như ổ bánh mì
Em mà đói bụng, nhăm nhi cầm chừng
Thân anh như mấy củ gừng
Hôi rình, em chả có ưng tí nào
Thân anh như bịch me ngào
Chỉ cần ba phút, em ‘xào’ hết trơn
Thân anh như sợi dây đờn
Khi vui em gảy, khi hờn em quăng
Thân anh như cánh buồm căng
Em thổi một cái là… văng lên bờ!

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Lâu lắm rồi mình với vào Bloo

 Nhân dịp năm mới 2014, xin chúc cả nhà 12a12 mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt, và đặc biệt có nhiều bài "chém".
 Kể ra cũng thấy buồn tủi, "thằng blog" mới gần được 2 tuổi thì đã bị chị FB cho ra ngoài ở riêng, Lúc đầu thì còn thấy khỏe, vui.Sau thấy buồn dần và thưa thớt. Đến bây giờ thì gần như là cô đơn hẳn, đang sống lay lắt 1 mình, không biết có qua nổi mùa đông năm nay không? Có phải là quy luật không nhỉ?
 Đầu năm xin được mạn phép.
Xin mọi người chớ ném đá tui.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Lấy vợ tuổi nào ? (Sưu tầm)

Sưu tầm trên Internet

Lấy vợ tuổi nào ?

Mười bẩy thì muốn chọn người ngon
Muốn được mông cong với ngực tròn
Muốn được làm tình như phim sex
Chân cao gầm thoáng và eo thon...

Hai nhăm thì muốn tìm gái ngoan
Hơi béo cũng được miễn còn xoan
Miễn là nói chuyện vui và hợp
Miễn là làm tình được hân hoan...

Ba mươi thì muốn chọn gái lành
Giặt giũ thoăn thoắt mạnh và nhanh
Nấu ăn khéo léo ngon và nóng
Làm về ỉa cái ... có cơm canh ...

Ba nhăm chỉ cần gái bình thường
Biết kêu ú ớ ở trên giường
Trời mưa biết chạy vào nhà trú
Nửa đêm không nhặt lá ngoài đường...

Bốn mươi thì tính trở nên liều
Gặp ai cũng muốn nhẩy vào yêu
Pê đê cũng được, miễn chuyển giới
Gái già cũng chén - đéo nói nhiều...

Bốn nhăm thì ế mẹ nó rồi
Cái trim chỉ dùng để đái thôi
Đéo nghĩ vợ con cho đỡ mệt
Cứ để thế này cho thảnh thơi...

Năm mươi thì nên ra khỏi nhà
Mua một liều thuốc Via gờ ra
Bẻ uống một nửa trước khi đái
Để còn đỡ nhỏ ướt nền nhà...

Sáu mươi rất dễ trở thành gà
Lấy vợ chỉ để đỡ sợ ma
Mùa đông nó kéo chăn một phát
Sáng ra nó được hưởng căn nhà.

.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Lâu lắm mới vào trang riêng của lớp. Mới đọc được bài trên face hay quá, post lên cho cả nhà tham khảo. Chúc cả nhà một ngày mới tốt lành!



Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được!

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch

Bài học đạo lý: Cái học tích lũy kiến thức, thành tựu bằng cấp tuy khó nhưng không khó bằng cái học chuyển hóa những tập khí bất thiện của chính bản thân mình để trở nên hoàn thiện, học làm người. Đúng như lời của Đại sư Tinh Vân: “Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được”.

Một người dù có bằng tiến sĩ hay không có bằng cấp gì cũng đều phải học làm người. Đó chính là sự tu tập, khả năng tự trị liệu và chuyển hóa. Theo Đại sư Tinh Vân, trước cần học nhận lỗi. Lỗi lầm là điều không ai có thể tránh khỏi. Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó chính là sự tiến bộ lớn. Kế đến là học nhu hòa, tức sự khiêm tốn, hạ mình nhằm thiết lập sự hòa ái, sống chung an lạc. Tiếp theo là học nhẫn nhục. “Một điều nhịn chín điều lành”. Nhẫn nhịn và kiềm chế được trước nghịch cảnh mới là người có sức mạnh thật sự, vạn sự lành đều xuất phát từ đây. Quan trọng hơn là học thấu hiểu. Vì chỉ có thấu hiểu mới hình thành cảm thông và thương yêu. Nhờ thấu hiểu nên người ta sẽ bớt cố chấp, dễ dàng buông bỏ, hỷ xả và bao dung. Học buông bỏ những gì đáng buông bỏ để cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Đặc biệt là học cảm động, rung động trước khổ đau, bất hạnh và sẻ chia thành công, vui mừng với người khác. Từ bi hỷ xả là những chất liệu nuôi lớn tình thương trong ta và mọi người. Cần thiết nhất là học cách sống lành mạnh để thân khỏe; thân khỏe thì tâm mới an và làm được những gì cần làm.

Những lời dạy học làm người của Đại sư Tinh Vân thật giản dị mà vô cùng thiết thực và lợi ích. Cuộc sống sẽ trở nên nhiệm mầu, an vui và hạnh phúc khi mỗi người đều quan tâm đến việc tự hoàn thiện mình bằng cách nỗ lực trong việc học làm người.