Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Mừng sinh nhật bạn Bùi Thị Thu Hằng


Chúc mừng sinh nhật bạn Bùi Thị Thu Hằng !



.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013



Phụ nữ Hải Phòng 

Sống ở trong Nam đã lâu, thỉnh thoảng có ai hỏi tôi quê ở đâu, trả lời là Hải Phòng, lập tức bà con đều mắt tròn mắt dẹt la lên " Giang hồ đó nhen". Làm tôi cũng hơi bực bội. Tự dưng lọ mọ đọc được bài này thấy khoái quá. Post lên tặng các bạn gái lớp 12a12.  Ít nhất thì cũng phải được thế này chứ dù tôi hơi nghi ngờ, ông tác giả bài viết này chắc lấy vợ người Hải Phòng quá ..ka.ka ..Nhưng kệ ông ấy, ông ý cứ làm rạng danh phụ nữ Hải Phòng là được. Cá nhân tôi thì thấy, con gái Hải Phòng nhiều người đẹp. Thỉnh thoảng về Hải Phòng nhìn thấy vài cô đẹp đến mức tôi còn thấy mê.  Ở Công ty tôi, có ông vẫn chọc" Em ơi, con gái Hải Phòng đẹp thật đấy" Tôi chưa kịp phổng mũi, bác ý đã bồi thêm một câu" Vì những đứa xấu nó chạy vào Nam hết rồi". Ha.. ha . muốn ném ông ấy xuống bảy tầng địa ngục luôn . Chúc các bạn nữ lớp mình ngày càng xinh tươi. Dạo này tôi không vào được blog nhiều vì chân chạy nhiều hơn ở nhà. Mong các bạn chịu khó post bài đóng góp cho blog ngày càng thêm xôm tụ. Bạn Hiếu. bạn Hùng, Bằng lắng tím và Ruby Hà.. các cao thủ võ lâm đi đâu hết rùi. Hôm nọ thấy trên face book bạn NhaTan đang cảm thán kêu cứu vì blog "sắp chết nghẻo" (Tríchh dẫn lời bạn NhaTan) , các bạn lại múa bút đi chứ.


Ngày nay cô gái Hải Phòng

(LĐ) - Thứ ba 08/03/2011 08:27
    Không biết phải gọi Nguyễn Thụy Kha là nhà gì, vì anh làm báo, làm thơ, làm văn, làm nhạc. Nhưng chắc chắn rằng anh là một người Hải Phòng “nguyên chất”, như anh vẫn thường hãnh diện tuyên bố giữa đám bạn bè, cho dù anh đã sống ở Hà Nội 40 năm trời.
    Trong lòng Thụy Kha sông Bạch Đằng hùng vĩ hơn sông Hồng, trưa hè đi dưới màu đỏ của cây phượng vĩ trên phố Cầu Đất (Hải Phòng) thích hơn đêm mùa đông ngửi mùi hương hoa sữa phố Nguyễn Du (Hà Nội). Trong một lần lên cơn hứng vì uống cạn lượng bia Tiệp có thể thả bơi một con cá chép, Thụy Kha - nhà thơ - cảm thán: “Con gái Hải Phòng đẹp lắm ông ơi! Trời đưa họ xuống để dạy cho chúng ta biết thế nào là đẹp!”.
    Đã đẹp còn giỏi   
    Cái đó thì đương nhiên rồi! Chẳng riêng thi sĩ mà cả nước cũng nhận thấy hoa khôi, hoa hậu Hải Phòng nhiều như thế nào trong các cuộc thi sắc đẹp. Người Hải Phòng thường sáng tác những giai thoại vui ca ngợi sắc đẹp của các cô gái Hải Phòng. Đại loại: Có một đại gia lấy được cô vợ Hải Phòng và từ đó thường xuyên đi làm muộn. Lý do vì cô Hải Phòng đẹp quá, đến nỗi cái đồng hồ treo trên tường cũng sững người không chịu chạy! Hoặc: Một hoa hậu thế giới(!) trả lời phỏng vấn báo chí: “Ngoài tài năng, sắc đẹp ra, còn có điều may mắn gì khiến em trở thành hoa hậu?”. Trả lời: “Điều may mắn nhất của em là hôm đó chị Hồng Mơ ở Hải Phòng không đi thi”(!). Không biết có phải nhờ đẹp mà các cô gái Hải Phòng có tỉ lệ lấy chồng ngoại xếp vào hàng cao ngất ngưởng trong nước!
    Con gái Hải Phòng không đẹp theo kiểu liễu yếu đào tơ. Ở vùng biển cửa ngõ của miền Bắc vóc dáng người “dây” là không phù hợp với điều kiện thời tiết biển. Khác những cô gái Hà Nội da mịn như men sứ Tàu, đôi khi có một vẻ đẹp xanh xao, não nùng, cô gái Hải Phòng như một sợi dây điện nóng, bắn ra tia lửa. Đấy là cái đẹp hồng hào, khỏe mạnh, không cần trang điểm. Cho nên, khá nhiều cô gái Hải Phòng dù mặc áo mưa trông vẫn cứ đẹp.
    Có những nơi ở Hải Phòng tỉ lệ người đẹp là “trăm phần trăm”. Ví dụ ở phòng Mầm non của Sở Giáo dục - Đào tạo 5 cô đều đẹp cả 5. Không biết có phải bị vẻ đẹp của cô gái Hải Phòng chinh phục mà một trại chủ cá sấu Hải Phòng đã sáng tác slogan (khẩu hiệu) nổi tiếng: “Không có phụ nữ (Hải Phòng) nào xấu, chỉ sợ không có đủ thịt cá sấu cho phụ nữ ăn”.
    Con gái Hải Phòng thông minh, nhiều người đầu óc sắc như dao cạo, giỏi toán hơn là giỏi văn, giỏi tính nhẩm hơn phân tích ngữ pháp. Giữa hoa và sôcôla họ sẽ chọn sôcôla, vì còn trẻ nên họ không sợ ngọt! Hơn nữa, sôcôla để tủ lạnh được lâu. Tuy vậy, họ đủ lãng mạn để thích nhạc của Duy Thái, thơ Đồng Đức Bốn. Hội họa thì họ mù tịt vì nó trừu tượng. Hơn nữa, ngày nay đôi lúc cũng thật khó phân biệt một tác phẩm hội họa với một hành vi phá phách!
    Con gái Hải Phòng thích sự rõ ràng. Họ đọc báo nhiều hơn đọc tiểu thuyết. Nhà báo họ thích nhất là T.N (Báo Hải Phòng) vì anh này luôn khẳng định Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba sau Hà Nội và TPHCM. Họ không khoái những tin bài kiểu cướp, giết, hiếp, hoặc những chuyện về các người nổi tiếng tự nấu bữa ăn tối như thế nào trên các tờ báo lá thời thượng (họ biết nấu cơm từ khi 7 tuổi!).
    Con gái Hải Phòng có máu làm giàu. Họ thích đại gia, nhưng phải là các đại gia “sạch sẽ”. Tuy nhiên, họ muốn được đánh giá bằng những thứ họ đoạt được, chứ không phải bằng những thứ họ xin được. Bởi thế, họ thích tự làm ra tiền hơn sống nhờ chồng. Các tay chơi kiểu cậu ấm chỉ biết dùng thời gian để tiêu cho sạch sẽ gia tài bố mẹ không giành được sự tôn trọng của họ. Thương mại, tài chính (chứ không phải làm cô giáo) là công việc họ khoái nhất. Họ cũng thích chơi chứng khoán vì hợp với sở thích ưa mạo hiểm. Họ hãnh diện nhất là tự lái xe ôtô đi làm. Thế nhưng họ cũng chấp nhận làm đủ mọi việc ở nơi đầu sông bãi sú (đội than, vét dầu cặn dưới hầm tàu), hay bán nước ngoài vỉa hè.
    Cuộc sống hiện đại luôn tạo ra những áp lực. Thế nhưng, như những người dân miền biển, con gái Hải Phòng chấp nhận thách thức. Tần tảo, cần cù, đảm đang, nhạy bén, là đặc trưng của phụ nữ Hải Phòng. Bởi vậy, họ thành công (và giúp chồng thành công) trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục... Mỗi năm, con gái Hải Phòng được T.Ư và địa phương tặng hàng trăm chiếc bằng khen.
    Những cô gái thành phố
    Những cô gái thành phố "Hoa phượng đỏ". Ảnh: Hà Linh Quân
    Mạnh mẽ và nồng nàn
    Con gái Hải Phòng chất phác “biết nói là biết, không biết nói là không biết”. Họ rất dị ứng với sự “dẻo mỏ”, từ ngữ mịn màng mà nội dung thì trống rỗng. Họ không hứng thú với quan niệm rằng đôi lúc con gái phải đóng giả “nai” cho có nữ tính. Đã thế, nhiều khi họ thích thể hiện cá tính mạnh mẽ: Thích lái xe nhanh, uống bia hơi bằng cốc vại, nói chuyện thời sự. Họ đề cao sự thượng võ (chắc gien từ bà Lê Chân) mà coi thường sự yếu đuối. Con trai chớ có dại khóc trước mặt cô gái Hải Phòng. Đấu vật là môn thể thao có nhiều fan nữ.
    Đàn ông “galăng” theo kiểu nịnh đầm không phải thần tượng của họ. Họ thích đàn ông có sức hấp dẫn hoang dã của những bắp thịt nổi cuộn hơn đàn ông được nâng cấp bên ngoài bằng bộ đồ mang nhãn hiệu Versace. Con gái Hải Phòng là sự tinh tế tỉnh thành trộn lẫn với cái duyên dáng nhà quê, tính tình vui nhộn, nói hơi bị to. Họ không câu nệ tiểu tiết, không cần phân biệt giữa “n” với “l”. Mặc dù họ dễ bị nhân nhượng trước sự lấn tới của thời trang, nhưng họ không thích phục sức cám dỗ lộ liễu. Họ có “gu” khỏe, giản dị. Thích mặc quần bò hơn là mặc váy. Màu sắc họ ưa là đỏ và đen.
    Họ thích ồn ào và chốn đông người, thích cuộc sống bên ngoài khung cửa sổ. Phần lớn họ sống hướng ngoại. Hứng thú của họ tập trung ở nơi đường phố, nhiều khi không xuống đến bếp gia đình. Thông thường họ thích ra ngoài ăn lẩu thập cẩm hơn ngồi nhà chế biến những đồ ăn cầu kỳ. Họ không đánh giá cao sự tinh tế: Cua biển đem nấu rau muống, cá song nấu kiểu thuyền chài! Trong chuyện ẩm thực họ rất thoải mái. Ăn cái gì cũng thích nấu cả con, thà thừa mứa còn hơn là thòm thèm. Người Hải Phòng thích chơi đẹp, “nhịn miệng đãi khách đường xa”, đi ăn thường tranh trả tiền. Họ sòng phẳng trong tình bạn. Ai giúp được họ thì họ trả ơn đầy đủ, nhưng họ ghét sự mặc cả.
    Tiền bạc không có rất nhiều ý nghĩa trong chuyện yêu đương của họ. Họ rất ghét kẻ đào mỏ. Họ cười nhạo những tình yêu kiểu Lan và Điệp, vì thích tình yêu ở nơi dương thế có nắng mặt trời, ngày “Phụ nữ” (8.3) được tặng hoa, ngày “Tình nhân” Valentin được tặng quà, hơn chốn âm u địa phủ có 2 nấm mồ cô đơn.
    Cô gái Hải Phòng đã yêu là yêu nồng nàn, cháy bỏng. Họ không sợ bộc lộ mình ở chốn đông người. Giữa sân Lạch Tray với 2 vạn người hò hét, có cô gái chẳng ngại ngần viết lên ngực áo: “Hãy cưới em đi, Leonardo!” - thần tượng bóng đá của mình. Bình thường họ cũng dịu dàng, dù chưa đến độ không nỡ đập con muỗi đốt. Song thật phiền phức khi có ai đó định giành người yêu của họ. Những lúc nhạt miệng, họ cũng nói tục. Khi bị chọc giận, họ cũng dễ khóc và cũng dễ phản ứng ngay ra mặt, đôi khi là sự quyết liệt. Nhưng họ lại không thù lâu, những cơn giận như bão biển!
    Con gái Hải Phòng thích đi siêu thị, họ tiêu tiền như đánh rơi. Nhưng họ sẵn sàng nhịn ăn, thậm chí bán nhà để dành tiền cho con học. Con gái Hải Phòng không thích tự nhận mình người... Hà Nội! ngay cả khi họ đã chuyển về thủ đô để sinh sống, làm việc. Họ thích về quê vì họ còn nhiều họ hàng ở đó. Người họ yêu nhất là... chồng. Quan niệm nho giáo “xuất giá tòng phu” của người con gái Hải Phòng thời nay cũng có nhạt phai, nhưng trong những cuộc ly hôn, đa số là chồng bỏ họ chứ không phải họ bỏ chồng.
    ***
    Người Hải Phòng có lý tưởng, có khát vọng và tinh thần tập thể. Họ rất thông minh sáng tạo. Thành phố Hải Phòng đang đẹp từng ngày nhờ sự đóng góp của những cô gái Hải Phòng đáng yêu. Tản mạn về những đặc điểm, tính cách của họ chỉ là một nghiên cứu xã hội học vui, đọc trong ngày Tết Phụ nữ, nếu có thiếu sót xin các bạn trẻ lượng thứ!
    Kính thưa các cô gái trên toàn quốc. Con gái Hải Phòng là con cháu bà Lê Chân. Bà Lê Chân chỉ là tướng của Hai Bà Trưng. Các cô là con cháu Hai Bà Trưng, vậy thì các cô phải đẹp, phải giỏi hơn con gái Hải Phòng rồi, có phải không ạ!
    Hà Linh Quân

      Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

      Xin góp ý....

      Kính chào các A C lớp 12a12! Em đang định cho bé nhà e đi học lớp tính nhẩm nhanh, trong đó có 2 cách dạy khác nhau là lớp học bàn tính soroban và lớp học tính tư duy mathnium... Lớp nào cũng bảo là phát triển tư duy, e đang phân vân quá, có AC nào đã cho bé học những lớp này chưa? Các AC thấy lớp học nào hiệu quả hơn? Chia sẻ ít kinh nghiệm để e quyết định cho bé đi học với. Thanks.

      Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

      Hy vọng những bạn trai lớp 12a12 dành cho một nửa của mình như thế...

      If water were kisses. I'd send you the sea. (Nếu giọt nước là những nụ hôn. Anh sẽ trao em biển cả) If leaves were hugs. I'd send you a tree. (Nếu lá là những ôm ấp vuốt ve. Anh sẽ trao em cả rừng cây) If night was love. I'd send you the stars. (Nếu đêm dài là tình yêu. Anh sẽ trao em cả trời sao lấp lánh)

      Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

      BÍ MẬT – BẬT MÍ


      Mình mới sưu tầm trên báo Sức khỏe & Đời sống thêm một số phát hiện vui vui, thú vị nói về phụ nữ và đàn ông.
      VỀ PHỤ NỮ:
      Tuổi 18-22: Như Châu Phi, một nửa đã được khám phá và một nửa còn hoang vu nên nhiều kẻ phiêu lưu luôn muốn tìm tòi
      Tuổi 23-30: Như Bắc Mỹ, đã được khám phá hoàn toàn và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, luôn là mơ ước của bao gã đàn ông đang làm việc
      Tuổi 31-40: Như vùng nhiệt đới, nóng bỏng, xinh đẹp, đầy huyền bí, làm cho bao nhà thông thái ngã ngửa vì không thể giải thích nổi.
      Tuổi 41-50:
      Như Âu Châu, một nửa đã tàn phá sau chiến tranh, nhưng vẫn còn rất thu hút và không kém phần hấp dẫn, khiến bao người muốn đến một lần cho biết
      Tuổi 51-60: Như Úc Châu, rất rộng lớn nhưng đa phần là sa mạc, rất yên tĩnh, an phận và ít muốn bị “quấy rầy”
      Tuổi ngoài 60: Như Nam Cực, ai cũng muốn biết nơi này nhưng chẳng ai thèm tới!

      VỀ ĐÀN ÔNG:
      20 tuổi: Như gà trống, sáng nào cũng gáy, chẳng cần ai nhắc
      30 tuổi: Như xe hơi mùa lạnh, nổ máy hơi khó nhưng chạy tốt
      40 tuổi: Như bóng đèn, lúc tắt lúc sáng
      50 tuổi:
      Như xe tăng, nổ máy rất châm và di chuyển ì ạch
      60 tuổi: Như cái đồng hồ cũ, không lắc không chạy mà có khi chưa kịp chạy thì lại..chết
      70 tuổi trở lên: Miễn ý kiến vì … chắc sắp nằm trong diện “đoàn tụ ông bà” nên người sưu tầm bỏ qua.

      Mừng sinh nhật bạn Trương Thị Lê !


      Chúc mừng sinh nhật bạn Trương Thị Lê !


      .

      Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

      CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN PHẠM QUANG THANH

      15.3.1975 - 15.3.2013. Chúc bạn hạnh phúc, trẻ khỏe và thành công.

      Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

      CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ 8.3

      Nhân ngày phụ nữ 8.3, chúc tất cả các bạn gái  cũng như tất cả các em dâu của lớp 12A12: Trẻ khỏe, xinh đẹp, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc.
      Xin gửi tới chị em mấy câu thơ sau:
           Hôm nay mùng 8.3 
          Chị em phụ nữ đi ra đi vào,
          Nhớ ngày mùng 8 năm nào
         Chị em phụ nữ đi vào đi ra.
             Chị em phụ nữ thật là bận rộn và vất vả. Xuốt 365 ngày luôn đi ra, đi vào để lo cho chồng cho con. Thế mà được ngày phụ nữ thì thì lại không được nghỉ ngơi. Ông trời đôi khi bất công.Tuy nhiên:
            Phụ nữ được trời ban cho làm thiên chức người mẹ, đàn ông thì không.
            Một năm thế giới có 1 ngày phụ nữ, riêng ở Việt Nam có 2 ngày. Còn đối với đàn ông thì không.
           Phụ nữ thì thì hết mốt này đến mốt khác, đàn ông có mỗi loại là cho áo vào trong quần.
           Khi đứa trẻ tập nói, câu đầu tiên thường là từ Mẹ hoặc Bà. Còn từ bố hay ông mãi sau mới nói được.
      ..............
      Phụ nữ là một nửa của thế giới và cũng là một nửa của mình. Không thể thiếu được bạn nhỉ?

      Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

      Chiêm ngưỡng bộ ảnh cực độc “Cùng em tới cùng trời cuối đất”


      Sưu tầm - Dân trí

       - Thay vì cầm tay bạn gái, chàng trai Murad Osmann lại để “người ấy” cầm tay chỉ lối trên hành trình du lịch bụi của hai người. Và những bức hình ghi lại khoảnh khắc “siêu độc” đó đang khiến nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới thích thú.

      Không chụp hình chính diện để ghi lại dấu ấn khi đi du lịch, chàng trai Murad Osmann cùng bạn gái của mình lại có một cách khác thể hiện vô cùng độc đáo.

      Theo đó, thay vì cầm tay bạn gái dẫn đường chỉ lối, Osmann lại nhường quyền đó cho phái yếu và từ phía sau lưng, anh chủ động ghi lại những khoảnh khắc tại các địa danh khi một tay vẫn để bạn gái dẫn dắt.

      Chính cách thể hiện vô cùng độc đáo vừa ghi lại kỷ niệm trên hành trình du lịch bụi nhưng đồng thời thể hiện được tình cảm của cả hai bạn trẻ đã khiến cho nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới vô cùng ấn tượng, thích thú.
      Khoảnh khắc được Osmann ghi lại tại Bali (Indonesia)
      Khoảnh khắc được Osmann ghi lại tại Bali (Indonesia)

      Chỉ ngay sau khi đăng tải những bức ảnh đầu tiên lên trên mạng xã hội, trang cá nhân của Murad Osmann tại Instagram nhanh chóng có số lượng người theo dõi đông đảo, hơn 25.000 thành viên.

      Được biết, Murad Osmann sinh ra tại Cộng hòa Dagestan (thuộc Nga), đến 5 tuổi anh cùng gia đình chuyển tới thủ đô Moscow sinh sống. Sau đó, anh từng có thời gian học ngành kỹ sư dân dụng tại Anh trước khi trở về Moscow để mở một hãng phim tư nhân có tên Hype Productions.

      Khi theo dõi bộ ảnh ghi lại rất nhiều địa danh nổi tiếng trên thế giới, nhiều người nghĩ rằng Osmann bắt đầu trải nghiệm du lịch bụi từ khá sớm. Tuy nhiên chàng trai này cho biết anh chỉ mới xách balo lên đường vào tháng 10/2011 với điểm đến đầu tiên là Barcelona (Tây Ban Nha) và đây cũng là nơi khởi đầu của những bức hình “Cùng em tới cùng trời cuối đất”.

      Anh chia sẻ: “Tại điểm du lịch đầu tiên tại Barcelona, bạn gái tôi khá bực tức khi tôi luôn hý hoáy chụp ảnh suốt dọc đường nên cô ấy quyết định nắm tay tôi và kéo đi. Song điều đó cũng không ngăn cản tôi tiếp tục chụp. Và đó cũng là lúc những bức hình kiểu này ra đời”.

      Cùng chiêm ngưỡng một số bức hình trong bộ ảnh “Cùng em tới cùng trời cuối đất” của Murad Osmann và bạn gái:
      Tại cổng chào Brandenburg (Berlin, Đức)
      Tại cổng chào Brandenburg (Berlin, Đức)

      Tại Venice (Italia)
      Tại Venice (Italia)

      Phía trước tòa nhà quốc hội và tháp đồng hồ Big Ben (London, Anh)

      Phía trước tòa nhà quốc hội và tháp đồng hồ Big Ben (London, Anh)
      Phía trước tòa nhà quốc hội và tháp đồng hồ Big Ben (London, Anh)

      Tại quảng trường Đỏ (Moscow, Nga)

      Tại quảng trường Đỏ (Moscow, Nga)

      Tại quảng trường Đỏ (Moscow, Nga)
      Tại quảng trường Đỏ (Moscow, Nga)

      Tại Disneyland
      Tại Disneyland

      Tại Singapore.

      Tại Singapore.

      Tại Singapore.
      Tại Singapore.
      Hongkong
      Hongkong
      Osmann rất chăm chỉ ghi lại khoảnh khắc, dù đó là lãng mạn
      Osmann rất chăm chỉ ghi lại khoảnh khắc, dù đó là lãng mạn
      ...hay đời thường
      ...hay đời thường
      hay có phần sexy
      thậm chí có phần sexy.
      Bức ảnh được cho duy nhất ghi lại khoảng khắc hai người thôi nắm tay
      Bức ảnh được cho duy nhất ghi lại khoảng khắc hai người "thôi nắm tay"

      Và Osmann cùng bạn gái trên hành trình du lịch bụi của mình.
      Và Osmann cùng bạn gái trên hành trình du lịch bụi của mình.

      Vũ Phong

      Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

      Chùa Hương (Sưu tầm)


      * Thiên ký sự của một cô bé ngày nay 


      Hôm nay đi Chùa Hương, 
      Chen chúc chẳng ai thương
      Cùng thày me em chạy
      Cáp treo đông khôn lường

      Áo xịn, đi giày cao
      Ăn mặc kiểu tào lao
      Ðiện thoại di động mới
      Trộm nhìn sẽ xuyến xao

      Me cười: "Thầy nó trông! 
      Trông bộ tướng nghênh ngông
      Con tôi xem ngầu quá
      Mới đó lớn tồng ngồng

      Em đứng cùng ba me
      Cạnh mấy bọn xì ke
      Chen chúc đợi mua vé
      Trời ơi là bụi xe

      Mơ xa lại nghĩ gần
      Ðời mấy kẻ ngu đần
      Cho em nhờ em gửi
      Mua vé hộ lúc cần

      Chờ đâu chừng vài tiếng
      Em thấy một thanh niên
      Ðẹp trai sao lạ thường
      Mắt ngắm em láo liên

      Chàng đứng bên me em
      Lân la chuyện làm quen
      "Thưa bác đi chùa ạ?
      Người đông, trời ơi, chen!"

      Me bảo: "Ờ! người đông
      Sợ mất phôn di động
      Xếp hàng lâu mệt quá
      Anh xếp dùm được không"

      Chàng lăng xăng nhận lời
      Mắt liếc em rõ dài
      Thật tình trong như đã
      Làm em khoái quá trời

      Nhờ chàng mua dùm vé
      Thầy me em thảnh thơi
      Nhâm nhi bịch trà đá
      Nhìn người chen tơi bời

      Khi đi lên cáp treo
      Trời xanh núi cheo leo
      Nước hoa em ngây ngất
      Chàng hỏi xin i-meo

      Ðường về ngập bụi vàng,
      Em như say mơ màng
      Em thầm cầu Bồ Tát
      Cho em túm được chàng...

      .

      Mừng sinh nhật bạn Bùi Thị Duyến !


      Chúc mừng sinh nhật bạn Bùi Thị Duyến !



      .

      Tin buồn!

                 Mẹ chồng của bạn Bùi Thị Hằng đã mất vào hồi 13h30' ngày 5 tháng 3 năm 2013. Lễ viếng bắt đầu từ 15h ngày 6 tháng 3 năm 2013 tại số nhà 155 Tô  Hiệu. Ban liên lạc của lớp dự định đi viếng vào lúc 18h30' ngày 6 tháng 3 năm 2013. Bạn nào có điều kiện đến chia sẻ với gia đình thì liên lạc với Lê hoặc B. Lý để gửi viếng hoặc đi cùng!

      Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

      Thành phố Yangon - Myanmar (sưu tầm)


      Bài viết sưu tầm trên Internet (không tìm được link gốc)
      Nguồn ảnh: fotopedia

      Yangon hay Ngưỡng Quang, trước đây gọi là Rangoon là thành phố lớn nhất Myanmar (Miến Điện) với dân số 4.082.000 (theo số liệu năm 2005). Thành phố nằm ở ngã ba sông Yangon và sông Bago, cách Vịnh Martaban 30 km. Tọa độ của Yangon là 16°48′ vĩ bắc, 96°09′ độ kinh đông (16.8, 96.15), theo múi giờ UTC/GMT +6:30 h.




      Tháng 11 năm 2005, Hội đồng hành chính quân sự Myanma đã quyết định dời đô từ Yangon về Naypyidaw thuộc tỉnh Mandalay. Naypyidaw chính thức trở thành thủ đô mới của Myanma từ ngày 26 tháng 3 năm 2006. Tuy nhiên cho đến nay, khi nhắc đến Myanmar, mọi người vẫn thường chỉ nhắc đến Yangon,cố đô nằm ở ngã ba sông Yangon và Bago.


      So với các thành phố lớn ở Đông Nam Á, Yangon tương đối kém phát triển. Việc bùng nổ xây dựng phần lớn là do đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Singapore. Nhiều cao ốc thương mại và nhà ở đã được xây dựng ở trung tâm thành phố. Yangon có nhiều tòa nhà thời thuộc địa nhất Đông Á hiện nay[2]. Các văn phòng chính phủ ở trong các tòa nhà được xây thời thuộc địa (ví dụ: Tòa án Tối cao Myanma, Tòa thị chính, Chợ Bogyoke và Bệnh việc đa khoa đang được đưa vào kế hoạch gia cố nâng cấp. New Towns và các khu ngoại ô khác như thị trấn Thaketa vẫn tiếp tục nghèo khổ.




      Yangon hàng ngàn năm tuổi, có diện tích chưa bằng 1% Myanmar (576 km2, bằng ¼ Sài Gòn) nhưng chiếm tới 11% dân số (5 triệu người). Từ trên máy bay, Yangon trong nắng chiều, bình dị và ấn tượng. Những tháp vàng óng ánh đan xen với các khu dân cư, quấn quít cây xanh ẩn hiện. Cơ man nào là tháp, gắn liền với chùa, sắc vàng nhuộm cả trời đất. Phải gọi Myanmar là xứ sở Chùa Tháp mới đúng.




      Thành phố Yangon – Myanmar hiện nay vẫn còn giữ được nét hấp dẫn của nó, với những con đường rộng, và những hàng cây xanh mượt dọc theo các con đường, mặt hồ thì yên tĩnh. Một điểm thu hút nhất nơi đây chính là kiểu kiến trúc độc đáo của nó. Ngồi đền Shwedagon, được xem như một trong những kỳ quan cổ đại của thế giới.







      Ngồi đền có chiều cao 98 mét, và nó thực sự là ngọn đèn vàng nằm giữa thành phố. Chính vì thế quý khách có thể nhìn thấy ngồi đền ở bất kỳ nơi nào trong thành phố. Cây xanh cũng là một phần quan trọng tô điểm cho nơi đây.

      Theo truyền thuyết, ngồi đền được xây dựng cách đây 2500 năm, và được cất giữ các di tích tóc của Đức Phật. Trong nhiều thế kỷ qua, người dân nơi đây đã quyên góp tài sản của họ như là một phần tích luỹ công đức để xây dựng ngôi đền. Họ đã quyên góp vàng và các đồ trang sức cho ngôi đền, tính đến bây giờ, đã có hơn 80. 000 đồ trang sức trong ngôi đền, đặc biệt là quả cầu kim cương stud được đặt trên đỉnh của ngôi đền. Xung quanh khu vực ngôi đền là các đền thờ cao chót vót và 1 số cửa hàng nhỏ, nơi phục vụ cho khách hành hương ghé thăm nơi đây. Đây cũng là nơi tập trung chính của cả đất nước để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật. Ở đây, quý khách có thể tận mắt chứng kiến các nghi thức của trung tâm Phật giáo myanmar khi họ cầu nguyện và dâng lễ vật.


      Yangon còn có chùa Laba Moni với tượng Phật bằng cẩm thạch màu xanh tro nguyên khối, cao gần 20m và nặng hơn 900 tấn. Cung điện nổi Krawei lộng lẫy trên hồ Kundawgyi. Chợ Bogyoke bán rất nhiều đá quý, từ cẩm thạch, ruby, sapphire đến hồng ngọc, đồ trang sức, đồ thủ công, hàng lưu niệm bằng gỗ thơm… Nếu biết cách mua, các loại tranh đá quý, vòng tay cẩm thạch, dây chuyền… giá rất rẻ. Cứ trả giá thoải mái và có thể mua bằng USD.







      Đi dạo một vòng quanh Yangon, sẽ khiến ban có cảm giác như lạc vào một thế giới khác, thế giới của nhưng ngồi làng “ngủ”. Thị trấn Thanlyin và Kyauktan, điển hình là những tu viện cũ và những ngồi chùa ẩn trong các khu rừng nhỏ. Các lễ hội ở chùa Kyaik Khauk thuộc thị trân Kyauktan là một trong những hội chợ lớn nhất trong khu vực. Gần đó là ngôi làngTwante, nổi tiếng với các kỹ thuật làm gốm truyền thống vẫn được lưu giữ.

      Văn hóa

      Ngôn ngữ chính thức là tiếng Myanmar.  Tiếng Anh cũng được những người lớn tuổi hoặc có học sử dụng rộng rãi ở nội ô. Yangon có trường đại học lâu đời nhất Myanmar (thành lập năm 1920). Hai trong bốn học viên y khoa đặt ở thành phố này.

      Kinh tế

      Yangon là trung tâm kinh tế của Myanma. Phần lớn xuất nhập khẩu đến từ Yangon. Năm 2004, chính phủ đã cho phép Công ty phát triển khu chế xuất Shanghai Jingqiao triển khai kế hoạch lập Đặc khu kinh tế lớn nhất Myama ở Thanlying Township gần cảng Thilawa. Quy hoạch đã được hoàn thành năm 2006 nhưng vẫn chưa được phê duyệt.

      Giao thông

      Sân bay quốc tế Yangon cách trung tâm thành phố 19 km. Xe bus luôn chật cứng khách. Hệ thống đường sắt tỏa lên các tỉnh phía bắc Myama. Chính phủ thường xuyên hạn chế nhập khẩu xe hơi. Do đó, thị trường chợ đen cung cấp xe mới và xe đã qua sử dụng từ Thái Lan và Trung Quốc. Xăng dầu cũng được phân phối theo tiêu chuẩn và cũng có chợ đen cấp xăng dầu. Việc đi xe máy trong thành phố là bất hợp pháp.

       Yangon được người Anh quy hoạch chuyên nghiệp, giờ như một lãng tử lịch lãm sa cơ. Đường sá thẳng tắp bàn cờ, phố xá không có hẻm. Có những khu chung cư nhếch nhác, xập xệ, những khu phố “đặc trưng” của người Hoa, người Ấn. Đường phố và nhà cửa đều “thay lời muốn nói” rằng “lâu lắm rồi, chúng tôi chưa được tu sửa và bảo dưỡng”. Bên cạnh đó vẫn có những biệt thự nhà giàu, cổ kính và sang trọng. Những kiến trúc cổ của người Anh để lại ăn đứt nhiều công trình tương tự của người Pháp ở Đông Dương. Sau thời gian dài “nghỉ xả hơi”, nhiều công trình mới đang hối hả thi công, như khát vọng tăng tốc phát triển của người dân Myanmar.

      Thành phố có khá nhiều tòa nhà thời thuộc địa Anh, nhưng cũng nhiều cao ốc thương mại và nhà ở mới được xây dựng. Yangon có khoảng 5 triệu dân nhưng gần như không nhìn thấy xe máy. Chỉ có taxi và xe buýt. Công chức và người thu nhập từ trung bình trở lên hay đi taxi, còn dân nghèo đi xe buýt hoặc đi bộ. Anh Zai Myo Thet, một tài xế taxi, nói chính phủ cấm người dân (trừ công chức) sở hữu và đi xe máy trong thành phố. Tuy nhiên, tại nông thôn và các vùng sâu vùng xa người dân vẫn được đi xe máy.


      Phần lớn ôtô ở Myanmar là xe cũ của Nhật đời 1980, 1990, thậm chí còn cả đời 1950. Gần như toàn bộ taxi trên đường không đóng hoặc không có cửa kính. Xe không có máy điều hòa, nội thất sờn rách, máy móc kêu lục cục, nhiều ổ máy cạnh vôlăng bị móc trơ ổ. Thời tiết nóng gần 40 độ C, tài xế nào cũng có một chai nước uống, quạt cói và khăn lau mồ hôi.


      Đầu tiên chúng tôi rất sốc vì không biết liệu lúc nào khung cửa xe bật ra, nhưng đi nhiều cũng quen. Xe rung bần bật, lọc xọc nhưng nhiều bác tài lái rất “tít”. Hành khách kêu oai oái vì sợ nhưng tài xế luôn miệng trấn an không sao. Các xe buýt thì luôn chật cứng người vì người dân chẳng còn lựa chọn nào khác. Khách nước ngoài đi phượt rất tiếc tiền cũng chịu không dám chen lên xe buýt.


      Do không có xe máy nên dù nhiều ôtô nhưng đường phố Yangon hầu như không tắc đường. Anh bạn cùng đi cứ chép miệng: “Ước gì Hà Nội cũng cấm được xe máy như Yangon”. Yangon cấm tiệt xe 2 bánh mà xe hơi thì ít nên đường phố vắng hoe, tĩnh lặng. Xe hơi riêng đa phần cũ kỹ. Giá xe hơi ở Việt Nam đã đắt nhưng ở Myanmar gần gấp đôi. Xăng vừa đắt lại bán theo tem phiếu, như thời bao cấp ở Việt Nam. Các loại xe công cộng như xe bus, xe đò, xe lam,… thì cổ lỗ và chở bao nhiêu cũng được, người đứng, đu, bám… nhiều hơn người ngồi. Xe gì ở Myanmar cũng chở người được, kể cả xe công nông tự chế, xe do gia súc kéo. Rất ít xe đời mới. Taxi cũng vậy, chẳng có đồng hồ, máy lạnh gì ráo. Cứ trả giá theo khoảng cách và chuyến, nhiều lúc phải ngồi ghép với khách lạ.


      Đến xe đạp cũng phải nhập của Trung Quốc và Thái Lan. Người Myanmar chế cái thùng ngồi và gắn thêm bánh, thế là thành xe Trisaw – một loại xe 3 bánh có chức năng như xích lô ở Việt Nam. Nhìn bề ngoài, Trisaw không đẹp và chắc như xích lô nhưng có thể chở được 2 người hoặc 300 kg hàng hóa hay gia súc. Tôi đã leo lên thử làm tài xế, dễ hơn nhưng đạp nặng hơn xe xích lô.


      Cứ ngỡ đến Yangon không có điện thoại, không Internet, thiếu điện, nhưng tình cảnh cũng chẳng đến nỗi. Mạng điện thoại của Myanmar cũng tàm tạm. Dưới sảnh các khách sạn từ 3 sao trở lên có wifi, nhưng tốc độ truy cập chậm đến nản lòng.

      Nhu cầu điện thoại của người dân Myanmar rất cao. Cứ khoảng vài chục mét trên đường phố Yangon lại có những bàn điện thoại của tư nhân đặt 3-5 máy quay số cũ kỹ phục vụ khách hàng. Vào đúng tầm, người người xếp hàng chờ gọi. Cước điện thoại nội địa không đắt lắm. Gọi thoải mái trong khu vực Yangon chỉ mất 1.000 kyat (tương đương 28.000 đồng). Chỉ những người khá giả và người làm trong ngành du lịch mới có điện thoại di động.


      Trên đường phố Yangon nhan nhản các máy phát điện to nhỏ đặt trong các lồng hoặc ngôi nhà bằng sắt gắn chặt ngoài vỉa hè. Hỏi ra mới biết do Myanmar rất thiếu điện, nguồn điện từ mạng lưới điện của chính phủ yếu, hay bị mất nên nhiều hộ gia đình, cửa hàng, tòa nhà phải có sẵn máy phát điện. May mắn trong mấy ngày chúng tôi ở Yangon điện lưới quốc gia không bị mất lần nào…


      Có nhiều số liệu về lượng vàng trong chùa, con số nào cũng tính bằng tấn. Du khách và phật tử nườm nượp nhưng không ồn ào mà thành kính và trang nghiêm cúng vái. Lễ vật là hoa, quả, nến và những lá vàng mỏng để dát lên tượng Phật, lên bảo tháp. Tiền chỉ bỏ vào hòm công đức. Không thấy cảnh đốt nhang mù mịt. Tôi đã đến viếng chùa, cả buổi sáng vẫn chưa đi trọn vẹn. Lúc ra cổng, mồ hôi nhễ nhại, người bảo vệ giữ giày phát cho mỗi du khách một khăn lạnh, vừa xé ra định lau mặt thì được ra hiệu “khăn dùng để lau chân”. Chả là vào chùa phải cởi giày, tháo vớ. Shwedagon đẹp nhất vào sáng sớm tinh mơ và buổi tối, rực rỡ ánh vàng, cứ như niết bàn ở hạ giới. Mới hiểu vì sao thiên hạ gọi Myanmar là vùng đất vàng.


      Bị Mỹ và Liên minh châu Âu cấm vận hơn 30 năm nên Myanmar cũng cấm cửa du khách nhiều nước. Có lịch sử lâu đời và nhiều công trình tầm cỡ nhưng chưa có cái nào được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính trường biến động, đất nước nghèo khó nhưng cuộc sống của người dân Myanmar êm ả, không tất bật bon chen, theo triết lý đạo Phật “thiểu dục tri túc”, không cần kiếm tiền bằng mọi giá để lao tâm khổ xác, có khi còn gây ra nghiệp ác, “thà ăn xin còn hơn ăn cắp”. Hiện nay Myanmar đang cố phá vỡ vòng kim cô kìm hãm đất nước, có nhiều cách làm táo bạo và bước đi quyết đoán. Đây là thị trường hợp tác đầy tiềm năng và hứa hẹn, cả du lịch, thương mại, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác.


      Hiện nay, Yangon – Myanmar thực sự là một điểm tham quan đầy hấp dẫn mà bất kỳ du khách nào cũng không thể bỏ qua. Bên cạnh những ngồi chùa Botahtaung, Sule và Chaukhtatgyi nổi tiếng, cũng có một số kiến trúc độc đáo khác như đền thờ Hindu, nhà thờ Hồi giáo, và Thiên Chúa Giáo. Bảo tàng quốc gia myanma vẫn còn lưu giữ rất nhiều bảo vật có từ thời các vương quốc cổ đại. Quý khách cũng có thể đi dạo ở công viên cạnh hồ Kandawgyi hoặc quý khách có thể đi ở các khu chợ nằm trong thành phố.


      Nơi được nhiều khách ghé thăm nhất đó là khu trung tâm thương mại Bogyoke Aung San, nằm ở trung tâm thành phố, nơi buôn bán tất cả mọi thứ từ đá quý đến sản phẩm lụa cao cấp. Đối với những quý khách có nhu cầu giải khát, thành phố Yangon có rất nhiều của hàng giải khát, phục vụ đầy đủ lựa chọn cho quý khách. Bao gồm ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và các món ăn Châu Á, và tất nhiên là không thể thiểu ẩm thực của người Myanmar.


      (Sưu tầm trên Internet)
      .

      Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

      Blog "12A12 Thái Phiên" tròn 1 tuổi




      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################
      ################################