Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Lấy vợ tuổi nào ? (Sưu tầm)

Sưu tầm trên Internet

Lấy vợ tuổi nào ?

Mười bẩy thì muốn chọn người ngon
Muốn được mông cong với ngực tròn
Muốn được làm tình như phim sex
Chân cao gầm thoáng và eo thon...

Hai nhăm thì muốn tìm gái ngoan
Hơi béo cũng được miễn còn xoan
Miễn là nói chuyện vui và hợp
Miễn là làm tình được hân hoan...

Ba mươi thì muốn chọn gái lành
Giặt giũ thoăn thoắt mạnh và nhanh
Nấu ăn khéo léo ngon và nóng
Làm về ỉa cái ... có cơm canh ...

Ba nhăm chỉ cần gái bình thường
Biết kêu ú ớ ở trên giường
Trời mưa biết chạy vào nhà trú
Nửa đêm không nhặt lá ngoài đường...

Bốn mươi thì tính trở nên liều
Gặp ai cũng muốn nhẩy vào yêu
Pê đê cũng được, miễn chuyển giới
Gái già cũng chén - đéo nói nhiều...

Bốn nhăm thì ế mẹ nó rồi
Cái trim chỉ dùng để đái thôi
Đéo nghĩ vợ con cho đỡ mệt
Cứ để thế này cho thảnh thơi...

Năm mươi thì nên ra khỏi nhà
Mua một liều thuốc Via gờ ra
Bẻ uống một nửa trước khi đái
Để còn đỡ nhỏ ướt nền nhà...

Sáu mươi rất dễ trở thành gà
Lấy vợ chỉ để đỡ sợ ma
Mùa đông nó kéo chăn một phát
Sáng ra nó được hưởng căn nhà.

.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Lâu lắm mới vào trang riêng của lớp. Mới đọc được bài trên face hay quá, post lên cho cả nhà tham khảo. Chúc cả nhà một ngày mới tốt lành!



Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được!

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch

Bài học đạo lý: Cái học tích lũy kiến thức, thành tựu bằng cấp tuy khó nhưng không khó bằng cái học chuyển hóa những tập khí bất thiện của chính bản thân mình để trở nên hoàn thiện, học làm người. Đúng như lời của Đại sư Tinh Vân: “Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được”.

Một người dù có bằng tiến sĩ hay không có bằng cấp gì cũng đều phải học làm người. Đó chính là sự tu tập, khả năng tự trị liệu và chuyển hóa. Theo Đại sư Tinh Vân, trước cần học nhận lỗi. Lỗi lầm là điều không ai có thể tránh khỏi. Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó chính là sự tiến bộ lớn. Kế đến là học nhu hòa, tức sự khiêm tốn, hạ mình nhằm thiết lập sự hòa ái, sống chung an lạc. Tiếp theo là học nhẫn nhục. “Một điều nhịn chín điều lành”. Nhẫn nhịn và kiềm chế được trước nghịch cảnh mới là người có sức mạnh thật sự, vạn sự lành đều xuất phát từ đây. Quan trọng hơn là học thấu hiểu. Vì chỉ có thấu hiểu mới hình thành cảm thông và thương yêu. Nhờ thấu hiểu nên người ta sẽ bớt cố chấp, dễ dàng buông bỏ, hỷ xả và bao dung. Học buông bỏ những gì đáng buông bỏ để cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Đặc biệt là học cảm động, rung động trước khổ đau, bất hạnh và sẻ chia thành công, vui mừng với người khác. Từ bi hỷ xả là những chất liệu nuôi lớn tình thương trong ta và mọi người. Cần thiết nhất là học cách sống lành mạnh để thân khỏe; thân khỏe thì tâm mới an và làm được những gì cần làm.

Những lời dạy học làm người của Đại sư Tinh Vân thật giản dị mà vô cùng thiết thực và lợi ích. Cuộc sống sẽ trở nên nhiệm mầu, an vui và hạnh phúc khi mỗi người đều quan tâm đến việc tự hoàn thiện mình bằng cách nỗ lực trong việc học làm người.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Đặc sản Quảng Bình - Một lần đến để thưởng thức và nhớ mãi !

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, danh thắng làm say lòng du khách mà còn có những món ăn nhớ mãi không quên !! 

Chào ngày mới với những món ngon của QB...nếu được một lần đi cùng GĐ và bạn bè thì thật tuyệt ...các bạn  nhỉ ??

1. Đẻn biển ( Rắn biển )

Đẻn biển chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon, dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt. Đẻn biển là loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Đẻn gồm rất nhiều loại như đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai. Mỗi loại đẻn khi chế biến lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Nào là cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc. Vì thế mà con đẻn luôn được du khách "thích mê" trước khi thưởng thức những món khác tại các nhà hàng ven bờ Nhật Lệ.
Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nức tiếng nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn (hải xà huyết) là thứ mà du khách bốn phương tò mò muốn thưởng thức hơn cả. Người ta thường lấy tiết đẻn vừa hứng đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những bình rượu ngon được trưng bày, bên trong là những con đẻn được ngâm ít nhất 3 đến 5 ngày trước đó.
Hãy một lần nhấm nháp hương vị của rượu tiết đẻn, bạn sẽ cảm thấy cái vị ấm nồng và hơi chát hòa lẫn, tạo nên cảm giác rất khó quên. Ngoài rượu đẻn thì ram cũng là một món ngon từ đẻn biển. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị trộn đều. Ướp được một lúc cho thấm thì đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn đã thấy thòm thèm! Một đĩa ram đẻn nóng hổi thơm ngon sẽ khiến du khách bốn phương muốn ở mãi không về.
Nếu có dịp về quê hương Quảng Bình, đến tham quan những địa danh nổi tiếng như Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách đừng quên dừng chân bên bờ Nhật Lệ để thưởng thức món ram đẻn nóng hổi hay rượu đẻn thật đặc biệt nhé!

2. Cháo canh



Có lẽ cũng như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Chỉ có điều nếu phở thưởng thức cả ngày lẫn đêm thì cháo canh chỉ bán một buổi. Món này cũng không bày bán nhan nhản như phở Hà Nội bây giờ (từ Bắc vào Nam, từ vỉa hè đến cửa hiệu) mà được chọn lọc bởi những cửa hiệu uy tín hay những thực khách sành sỏi.
Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Nước dùng nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, chứ không sền sệt như tô bánh canh cua.
Trong tô cháo canh có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc... Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.
Cháo canh Quảng Bình còn lạ bởi được ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ. Tô cháo canh nóng hổi được trộn thêm những lát rau cải xanh sẽ điểm thêm màu sắc và hương vị tươi ngon. Vị cải xanh vừa ngọt vừa cay tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi thưởng thức.
Ở TP Đồng Hới, cháo canh có thể ăn kèm với nem chả - dù hai thức này không hề ăn nhập với nhau. Sự kết hợp này có xuất xứ từ những người nông dân quê Mộ Trạch để thêm no bụng. Miếng nem chả giòn tan, thơm phức sẽ cuốn hút bạn thưởng thức, sau đó nhâm nhi nước dùng, rồi những miếng cá lóc còn nóng sốt.

3. Lẩu cá khoai



Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.
Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.
Vừa nói năm ba câu chuyện, nồi nước đã sôi sùng sục trên ngọn lửa mạnh, lúc này mới gắp cá cho vào. Không nên cho hết cá vào nồi cùng lúc; một người ăn hai khúc một lượt, cứ cộng lại rồi cho vào, hết lượt này đến lượt khác. Không để cá quá chín vì sẽ nát ra và mất hết chất; chỉ cần sôi lên một chút là vớt ra chén. Ăn ngay sau khi bớt nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.

4. Bánh lọc bột sắn - nhân tôm sông



Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.
Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.
Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.
Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới, được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.

5. Bánh xèo Quảng Hòa



Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.
Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đỗ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ, chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem xay, dùng muôi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được hai lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa (vùng nam Quảng Trạch) làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một chút, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5 cm, đáy bằng phẳng.
Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ ba thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.
Món cá chuối mới là lạ mắt nhất. Nguyên liệu chính là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt) chưa già nhưng cũng không non quá. Người ta hái xuống, gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn thành hình thù con tôm, con cá rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên đĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi. Như vậy trong mỗi lát cá đều thấm gia vị. Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa.
Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.

6. Khoai deo



Với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên "sâm đất".
Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của nhiều tầng lớp - từ bình dân lao động đến những cô cậu học trò lén giấu trong cặp sách mang đến lớp và cả những nhân viên văn phòng “ngồi nhai cho đỡ buồn”. Chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi, cái cung cách thưởng thức mộc mạc đó phần nào thể hiện tâm hồn người Quảng Bình: từ tốn nhưng có chút chịu đựng, kham khổ.

7. Ruốc tháng sáu



Con ruốc, người miền Bắc gọi là moi, người trong Nam gọi là con khuyếc, thuộc loại nhuyễn thể. Ở vùng cửa biển Nhật Lệ, ruốc tháng sáu ngon nhất. Ngạn ngữ Đồng Hới nói: "Ruốc tháng sáu là máu rồng". Đó là một cách nói ẩn dụ, hàm ý rằng ruốc tháng sáu quý hiếm vì ít năm ruốc tràn về trong tháng sáu và đối với người Việt chúng ta, cái gì thuộc về rồng, phượng đều mang ý nghĩa tốt, đẹp, hiếm quý; đồng thời ngạn ngữ này cũng mang ý nghĩa so sánh: ruốc tháng Sáu làm ra đỏ như máu rồng.

Mặt khác, đối với ngư dân Đồng Hới, năm nào tháng sáu có ruốc là năm đó sẽ được mùa cá, nhất là nục mộng, một loại cá làm nước mắm tuyệt vời, bởi lẽ ruốc áp lộng đến đâu là cá nục, cá cơm, cá trích theo ruốc kiếm ăn đến đó; đồng thời vụ ruốc cũng kéo dài đến tháng 8 âm lịch.

Những loại ruốc lạt thường được dùng như thức ăn hoàn chỉnh không qua khâu nấu nướng gì nữa. Những thứ ruốc mặn để lại hàng năm, thứ này thường để thay bột ngọt trong nấu nướng. Trong bữa cơm của người lao động Đồng Hới khi nào cũng có món ruốc lạt, ăn với khế rành, loại khế vừa ngọt vừa chua. Đó là một món ăn rẻ tiền nhưng lại có sức quyến rũ rất kỳ lạ. Ruốc ăn không với cơm, hoặc cà với ruốc, hoặc thịt lợn luộc chấm ruốc, ăn với bún, với bánh đúc, đều là những món ăn tuyệt vời đối với người Đồng Hới.

Bên cạnh ruốc còn có nước mắm ruốc. Muốn lấy nước mắm ruốc thì khoét một lỗ bằng cái bát giữa bề mặt vại chỉ vài giờ sau sẽ có một nửa bát nước mắm. Nước mắm ruốc tuy không ngon thơm như mắm cá, song ngọt và đậm đà hơn và nó cũng là món "đặc sản" trong ẩm thực của những người sành ăn Đồng Hới.

8. Gỏi cá nghéo



Cá nghéo thuộc họ cá xương sụn như cá mập, đẻ con chứ không đẻ trứng. Cá nghéo toàn thịt, gan béo, thịt ngon, tuy da có nhám (do đó gọi là cá nhám), có tanh, nhưng cạo da bằng nước sôi như cạo lợn thì không còn tanh nữa, thịt cá lúc ấy trắng như bông, mới nhìn đã thích.

Cá nghéo làm gỏi ăn với nước lèo, rau sống, nhấm rượu là một món nhậu đẹp; còn như kho với nghệ, mật, gừng là món ăn bổ âm. Các lương y ở Đồng Hới khuyên người bệnh nghèo nên ăn cá nghéo bao tử sau khi lành bệnh, không cần uống thuốc bổ, tốn tiền.

Chọn mua cá nghéo chửa, mổ lấy bọc cá con trong bụng cá mẹ, để nguyên bọc, tránh làm vỡ, rửa qua nước muối ấm (không quá sôi) bắc gạo nấu cháo, vừa chín tới thì thả bọc bao tử cá vào, hầm kỹ, thêm gia vị tiêu hành, thế là đã có thang thuốc bổ toàn diện âm dương vậy. Sau bệnh, chỉ cần ăn 5 hay 7 lần như vậy là khỏe.

9. Mắm lẹp



Cá lẹp là một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp đúng tên gọi của nó; thân mềm nhũn do bộ xương hom không cứng, thịt lại nhão do quá nhiều mỡ. Người ta chỉ dùng cá lẹp làm mắm hoặc nướng tươi trên than.

Muối mắm lẹp không phải nhiều công đoạn như mọi thứ mắm khác. Ví dụ như muốn làm mắm cá ngừ hay cá thu... người ta phải làm cá ra từng khúc, đem muối một thời gian, vớt ra rồi trộn với một lớp bột ngô rang hoặc bột gạo rang xếp vào vại, vào chum, gài lá hoặc mo cau, bảo quản đến vài ba tháng mới thành mắm.

Còn như mắm cá lẹp, thường được gọi là mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm. Mắm lẹp um mỡ, hành, kẹp với rau mưng (một loại rau rừng, thân cây to, mọc thẳng bờ sông, bờ suối, bờ khe núi) được người địa phương rất ưa thích.

10. Canh nấm tràm


    
      Ở chợ Đồng Hới (Quảng Bình) luôn tấp nập người mua, kẻ bán. Theo những người bán nấm tràm, thì loại nấm này không phải nơi nào và mùa nào cũng có. Nấm tràm thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc theo ven bờ của những con suối, có hình tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm; những cây lớn hơn có màu nâu tím - màu của những trái sim vừa chuyển màu, sắp chín; những cây nấm đã già thì chỉ còn lại màu nâu thẫm. Mỗi năm, nấm tràm chỉ có hai mùa vào khoảng tháng 4 và tháng 7, tháng 8 âm lịch. Gọi là mùa vậy thôi, nhưng thực ra thời gian rất ngắn ngủi, chỉ độ khoảng dăm bảy ngày sau mỗi đợt mưa.

Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, nấm tràm có thể chế biến được nhiều món như nấu cháo, xào với các thực phẩm khác, nhưng có lẽ món ăn phổ biến, quen thuộc nhất với người dân Quảng Bình vẫn là canh nấm tràm.

Chế biến nấm tràm cũng khá công phu. Trước tiên, gọt bỏ lớp vỏ dính đất dưới chân, lấy mũi dao nhẹ nhàng bóc màng vỏ màu nâu trên tán nấm. Để nấm tràm bớt đắng và đỡ nhớt, nên ngâm nước muối loãng và rửa thật sạch hoặc có thể chần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh, để ráo. Nhưng với những người đã nghiền cái vị đắng này thì phải để nguyên, ăn thật đắng mới thấy "đã". Sau khi ướp tôm và thịt cho thấm, cho nồi lên bếp phi hành cho thơm, cho thịt ba chỉ vào đảo qua, tiếp đến cho tôm đã bóc vỏ vào đảo đều một lượt rồi cho nước vào đun sôi. Rồi mới cho nấm vào chờ nước sôi lại, bỏ rau vào đến khi rau chín thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn; lá trơng non, lá lốt xắt nhỏ, cho một ít vào, nồi canh sẽ dậy mùi thơm rất đặc trưng. Canh nấm tràm có thể nấu với nhiều loại rau khác nhau, nhưng người ta thường nấu với rau khoai lang bởi vị thanh mát của thứ rau này làm giảm đi phần nào vị đắng.

11. Bánh khoái



     Thoạt nhìn bánh khoái có nhiều nét giống với bánh xèo miền nam. Chỉ khác là bánh to hơn, giòn hơn, chế biến cầu kỳ hơn và đặc biệt bát nước chấm (người dân địa phương thường gọi là nước lèo) mang nhiều hương vị.

Bột để làm bánh phải chọn được loại gạo ngon, xay nhuyễn, hòa với nước thành hỗn hợp lỏng. Để bánh khi chiên được giòn, người ta hòa thêm một ít bột ngô, thêm trứng gà hoặc vịt, ít bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp và nhiều dinh dưỡng hơn.

Nhân bánh bao gồm thịt nạc heo băm nhỏ đã ướp gia vị, tôm bóc vỏ sơ chế qua, "khuyến mãi" chút giá sống. Khi chiên bánh khoái phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng. Nước chấm phải có hương vị đặc trưng, mùi thơm béo ngậy. Để làm được bát nước chấm như thế cần phải có thịt nạc, cà chua, dứa, bánh quy, lạc rang…

Vào những ngày mát trời khi thưởng thức một miếng bánh khoái nóng hổi thơm lừng cuộn lại với rau sống, chấm nước lèo chắc hẳn sẽ hiểu được vì sao nó mang cái tên thú vị ấy.
--------------------------------------------- Quang Huy-Chuyên mục Du lịch đó đây ---------

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Thuật nịnh Vợ (sưu tầm)


Nguồn: Sưu tầm trên internet

Thân trai cũng mười hai bến nước
Nặng nỗi lo vô phước gặp "chằn"
Thế nhưng chuyện chẳng khó khăn,
Miễn là khéo nịnh, khéo ăn, khéo "mần"

“Mần” cho tuyệt phải cần nghệ thuật,
Đòi hỏi mình nên rất “ga-lăng”,
Khi mà bà xã nấu ăn,
Xắt hành, xắt tỏi lăng xăng phụ bà.

Canh bả nấu dù là mặn chát,
Cũng khen rằng: “Ngọt mát em ơi !”
Thức ăn dù chẳng muốn xơi,
Cũng gồng cái miệng nuốt trôi cho rồi !

Khi tan sở, về nơi tổ ấm,
Dù vợ nhà chưa tắm cũng hôn,
Khen rằng: “Mít chín chẳng hơn,
Thơm sao mà cả tâm hồn ngất ngây !”

Khi thấy vợ mặt mày ủ dột,
Phải khôi hài theo “mốt” Văn Chung,
Đang đi bỗng té cái đùng !
Để cho mặt vợ sáng trưng nụ cười.

Khi bả bị trở trời, nhức mỏi,
Đừng làm lơ, phải hỏi, phải han,
Bắt bà nằm sấp, chân dang,
Trổ tài đấm bóp nhiều màn mê ly !

Khi thấy vợ kẻ mi, vẽ mắt,
Phải ngắm nhìn rồi gật gù khen,
Khen rằng: “Nguyệt thẹn, hoa ghen,
Dung nhan em rất “ăn đèn” em ơi !

Khi bả muốn vào nơi mỹ viện,
Mà túi tiền chẳng tiện bỏ ra,
Nịnh rằng: “ Em đẹp thướt tha,
Sửa chi cho mất... cái mà anh yêu !?

Lỡ bè bạn có kêu đi nhậu,
Nửa đêm về, bị cấu, bị la,
Dẫu đau cũng ráng hề hà:
“Lẽ ra anh ngủ tại nhà bạn anh,

Nhưng men rượu nó hành anh nhớ,
Nhớ thương em, anh trở về đây,
Xin “cưng” đừng có quấy rầy,
Để cho anh được... “trả bài” đêm nay!”

Thấy vợ có lai rai tóc ngứa,
Lấy nhíp ra, ngồi tựa bên nàng,
Nhổ từng cọng tóc ngã vàng,
Cho nàng đã ngứa, mơ màng mắt nhung...

Vợ đi tắm, phải cùng đi tắm,
Để nàng cần sờ sẫm, kỳ lưng,
Lên xe, phải đỡ, phải bưng,
Xuống xe, phải ẵm, xin đừng lãng quên.

Nếu gặp chuyện chẳng hên đưa tới,
“Tò tí” cùng “em mới” thơm tho,
Cuộc vui bại lộ bất ngờ,
Bị bà bắt gặp, phải lo giải bầy,

Rằng: “Anh trót nhậu say, lỡ dại,
Bị ma men khơi dậy máu dê,
Ả này chẳng đáng anh mê,
Nhưng mà không... “ấy”, ả chê “cù lần”.

Em xinh đẹp bội phần hơn ả,
Thôi thì nên hỉ xả cho anh,
Cho anh cơ hội làm lành,
Chẳng còn tái phạm, tập tành thói hư !”

Gắng rèn sức đủ cho vợ khoái,
Muốn thêm “suya” thì phải nịnh bà.
Ở vào thời đại chúng ta,
Phải theo mẫu hệ, các bà mới mê !

Thôi thì trót nặng thề phu phụ,
“Nâng dĩa” bà là sự ấm êm !
Góp kinh nghiệm với anh em:
Vợ mình, mình nịnh, chả thèm nịnh ai !

.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Mừng sinh nhật bạn Nguyễn Anh Dũng

Chúc mừng sinh nhật bạn Nguyễn Anh Dũng !



.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Mừng sinh nhật bạn Phạm Đình Trường

Chúc mừng sinh nhật bạn Phạm Đình Trường !




.

Mừng sinh nhật bạn Nguyễn Bình Doanh

Chúc mừng sinh nhật bạn Nguyễn Bình Doanh !


.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

DU LỊCH TÂY NGUYÊN - ĐẶC SẢN KHÓ QUÊN !



Ai đã có dịp đến vùng đất Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã.

1. Gà nướng Bản Đôn

Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất ở Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của chúng là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.
Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Chú ý, sả được giã nhỏ rồi chỉ lọc lấy nước chứ không ướp cả củ, nước sả càng nhiều, thịt nướng càng thơm ngon. Con gà thường được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Bếp than to nên một lần có thể nướng quay nhiều con, cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ bóng nhẫy. Thoạt nhìn cũng đủ cồn cào dạ dày.
Để ăn gà nướng ở Bản Đôn "đúng bài", thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.


2. Thịt nai khô Đăk - Lăk

Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Thịt bò 7 món đã gây thèm muốn, có nơi trở thành đặc sản, nhưng 7 món nai vượt xa một cách bất ngờ, cho nên càng không thể so sánh với bò, cho dù là bê cũng không đọ nổi với thịt nai.
Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.
Thịt nai nướng thái mỏng ướp mỡ nước và gia vị rồi cắt mấy lát gừng nướng riêng để ăn nóng cùng lúc rất hợp. Nai nướng không cần nước chấm, cũng không cần muối tiêu, miếng thịt nai nướng chín ngọt, mềm cộng với vị gừng nóng kích thích người ăn đến mê say mặc dù chẳng cần dùng đến rượu.
Nai nhúng giấm như một bản nhạc đã chuyển gam bởi lẽ đã thấm đậm đà một hương vị không giống miếng nai nướng béo ngậy. Nai nhúng cũng phải thái mỏng nhưng lại ướp với sả nước mắm ngon, ngũ vị hương và tỏi. Khi ăn phải dùng lẩu đặt giữa bàn, nước dùng có pha giấm đun sôi sục, cạnh lẩu là một khay to đựng đủ loại rau: sa lát, cà chua, hành tây thái khoanh, chuối xanh thái lát.
Nai khô có thể là đầu bảng trong các món nai. Nai khô không béo ngậy như nai nướng vì cách thức và nguyên liệu tẩm ướp khác nhau nên miếng nai khô ngọt lịm. Thịt nai thái ngang thớ, miếng dài chừng 5cm ướp kỹ bằng xì dầu, sả, muối, đường, ớt mè trắng và ngũ vị hương. Sau khi ướp trong vòng 80 phút lấy từng miếng nướng trên than hoa, nướng xong dùng sống dao dần cho miếng thịt mềm mại rồi ăn mà không cần chấm với bất cứ thứ gì.

3. Gỏi lá

Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây Nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.
Xếp một "rừng" lá, vị chủ nhà bắt đầu giới thiệu cho du khách từng loại lá khác nhau như lá lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, mơ, cải cay, ổi, đinh lăng, sung, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất… Mỗi loại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau. Lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu để gắp vào đó các loại thức ăn. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang.
Nước chấm được làm từ bỗng rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Tiêu để nguyên cả hạt, muối hạt, ớt cay xanh, hành là những gia vị không thể thiếu. Kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo, gia vị rồi ăn cùng một lúc, nhai càng kỹ càng dễ nhận ra nhiều hương vị vừa có vị chan chát, vừa ngòn ngọt, chua chua và vừa bùi béo ngậy của thịt, tôm.
Sau mỗi lần ăn, làm thêm một ngụm rượu được ngâm lâu ngày từ rễ cây đinh lăng. Cuối cùng là một nồi cháo cá lóc, nóng hổi để ăn lót bụng là tuyệt nhất. Theo nhiều người dân phố núi, ăn gỏi lá nhiều rất tốt, bởi hầu hết đều là những lá cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh. Người mắc các chứng bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa… ăn vào có thể chữa bệnh.

4. Cơm lam

Cơm lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Bắt đầu từ những chuyến đi dài ngày của người đàn ông với ống gạo mang theo, dao quắm và đánh lửa cùng ống nứa sẵn trong rừng nhưng theo bước chân những người khách du lịch, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản, làm say lòng du khách.
Để làm được cơm lam ngon đòi hỏi một sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, dùng lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi. Gạo nếp làm cơm lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan). Ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt sẽ tạo nên một cơm lam hương vị đặc biệt của núi rừng, có thể làm say lòng bất cứ người thưởng thức nào.
Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất khi ăn với muối vừng.

5. Rau rừng
Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non có vẻ khá quen, nhưng khi hỏi tên nó thì người địa phương cũng chỉ biết đáp gọn lỏn: "Rau rừng!".
Nhưng rau rừng là rau gì? Theo hình dáng thì loại này rất giống rau lủi, vốn là đặc sản chỉ có ở vùng rừng Trà My (Quảng Nam), nhưng xét về hương vị, rau rừng Gia Lai thiếu đi chất nhớt và cả vị thuốc, dù độ giòn ngọt thì tương tự. Có người lại cho rằng nó na ná rau tàu bay hay đọt dớn…
Theo lời người dân địa phương, rau rừng rộ ở Gia Lai chỉ khoảng chừng vài năm trở lại đây, trước đây là nó món "chống đói" của bộ đội Trường Sơn.
Được trồng khá rộng rãi nên ở đâu cũng có, mùa nào cũng có, nhưng rau ngon nhất là ở đầu mùa mưa, khi cây nảy những đọt non xanh mướt, bóng lưỡng. Nó gắn liền với chất rừng núi của vùng Gia Lai nên người phương xa ghé Gia Lai, muốn tìm thứ gì đó mới lạ cho bữa ăn thì được giới thiệu ngay.
Chất rừng ở loại rau này không nằm ở sự ngon ngọt mà ở vị mát, dù ban đầu cứ tưởng nó chẳng có mùi vị gì. Rau rừng còn ngon ở độ giòn, dù có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.
Khẳng định như thế vì món rau này từng được mang ra "thí nghiệm" với tất cả các loại nước chấm, kể cả muối tiêu chanh, nhưng không có loại nào vượt qua được mắm cua. Người Gia Lai xa quê lên cơn nghiền rau rừng vẫn phải nhờ người quen để gửi vài bó rau theo đường hàng không để ăn cho đỡ thèm.
Rau rừng đã có mặt cả trong các siêu thị ở Pleiku, được bán với giá khoảng hơn 30.000 đồng/kg. Riêng mắm cua thì không dễ kiếm, lại khó mang theo nên được thay bằng nước mắm kho quẹt kiểu Nam bộ, tuy không đúng chất rừng nhưng cũng chấp nhận được.

6. Cá lăng

Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng. Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo, món nào cũng thơm cũng ngon.
Cá lăng nướng là món ngon với những hương vị béo, thơm, ngọt, đậm đà. Cá lăng làm sạch, để ráo, loại bỏ da và xương, cắt miếng vừa ăn rồi ướp với nước mắm, mì chính, mẻ, nước cốt riềng, nghệ khoảng mười phút cho cá thấm gia vị. Trước khi nướng cá trên than hồng, cần phết một lớp dầu phộng lên từng miếng cá. Người đầu bếp phải khéo léo lật trở vỉ nướng nhằm tránh làm cá cháy.
Khi những miếng cá lăng chảy mỡ kêu xèo xèo và từng miếng cá chuyển sang màu nâu cánh gián, dậy lên hương thơm quyến rũ của thịt cá và mẻ là khâu nướng cá đã hoàn thành. Món cá lăng nướng có thể ăn kèm với bún. Nhưng cá lăng nướng cuốn bánh tráng với các loại rau: khế, chuối chát, dứa, húng, quế, là món ngon rất lạ miệng. Những hương vị béo, ngọt, thơm của cá quyện với vị dai của bánh tráng, tươi non của các loại rau cùng vị đậm đà của nước mắm chanh, tỏi, ớt khiến những ai lần đầu thưởng thức món ngon này sẽ nhớ mãi không quên.
Lẩu cá lăng nấu canh chua là một món ngon giải nhiệt, bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn trong mùa hè. Nguyên liệu chính để nấu lẩu gồm: cá lăng, măng chua, nghệ tươi giã nhỏ, cà chua chín băm nhuyễn. Cá lăng làm sạch, cắt lát vừa ăn rồi trụng qua nước sôi cho thịt cá săn chắc. Phi thơm dầu phộng với hành băm rồi cho nghệ tươi và cà chua vào xào lấy nước màu, tiếp tục cho cá lăng và măng chua vào, nêm gia vị gồm bột nêm, mì chính, nước mắm, để lửa nhỏ cho cá thấm gia vị.
Cuối cùng, cho nước hầm xương vào nồi lẩu, đun sôi lẩu rồi tắt bếp. Để món ăn thêm nhiều hương vị cần cho thêm một ít tiêu bột, ớt tươi cắt lát và một ít rau thơm như hành lá, ngò rí. Lẩu cá lăng nấu canh chua dùng kèm với bún hay ăn như một món canh chua thông thường vừa thơm ngon lại rất ngọt nước, thích hợp dùng trong những ngày hè nắng nóng.


7. Canh cà đắng


Người dân tộc Tây Nguyên – Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng. Cây có gai, có trái quanh năm, có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua. Nay thấy cà ăn ngon, có tín hiệu tích cực cho sức khoẻ, người Kinh cũng trồng đại trà bán ở các chợ, giá đến 10.000đồng/kg. Trái lớn gấp đôi, ba lần trái cà pháo nhưng tròn ô van chứ không tròn quay.

Cách nấu dân dã của người Ê Đê ngon một cách bất ngờ. Đầu cá trích khô cho vào cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu, đưa bột đầu cá trích vào xào sơ – dậy thơm nhờ tinh dầu cá trích có nhiều trên đầu. Đổ nước vào nấu canh, sôi lên, cho cà xắt khoanh hay bổ như múi cam vào. Khi cà mềm, chắt nước cơm cho vào nồi canh để nước có độ sền sệt, làm tô canh thơm lạ cùng với vị ngọt, đắng nhẫn nhẫn của cà..

Canh cà đắng thường giằm nhiều ớt cay và "đắng cay" này để thưởng thức chứ không... than vãn. Cầu kỳ hơn, da heo cắt cỡ chừng hai đốt ngón tay nấu thêm trong nồi canh cà đắng, tăng vị béo béo, dai dai mà ngon đáng kể.

Cá khô là thực phẩm dự trữ phổ biến của người miền núi và không biết tự bao giờ người Ê Đê lại chọn được đầu con cá trích khô nấu cà đắng – nó tương hợp một cách ngon lành. Có lẽ tinh dầu cá trích thơm ngậy mà thường được đóng hộp, "biến tấu" khác, dùng cá hộp nấu canh cà đắng thay cho đầu cá trích giã nát – vẫn không thua kém nhau.

Cà đắng với người Ê Đê còn nấu với cá khô, cá hấp, tôm tép khô, ốc, còn người Kinh nấu canh cá tươi hoặc um cà với ếch, lươn, thịt dê, gà bò... Đĩa cà đắng um mềm nhừ, thơm là lạ và vị khó bị trùng nhờ chất nhẫn đắng của chính nó. Hiện nay, món dân gian này đã vào nhà hàng, quán xá với giá chừng 55.000đ/tô.

Theo chỉ vẽ của dân gian, cà đắng không ăn sống như cà pháo mà chỉ ăn chín. Có thể mua nhiều về cắt miếng phơi khô, treo giàn bếp dùng dần; trước khi nấu đem ngâm nước chừng 5 – 10 phút, cà mềm và vị đắng vẫn không mất đi.

8. Măng nướng xào vách bò



Bạn đã nghe đến măng xào, măng luộc, măng chua, măng khô và những món được chế biến từ chúng. Nhưng chắc ít ai biết đến món măng thui hay măng nướng. Đây là một món ăn đặc sản ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk.

Một số người có thể không thích cái mùi của vêch (lòng phèo) bò, nên món này khá là khó nuốt, nhưng đã là người con của Ê Đê phải biết ăn vêch. Món vêch xào măng nướng chỉ dùng trong bữa ăn sáng, chiều của người dân. Nó có vị hơi đắng nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng, vị cay của ớt. Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc.

Mùa nào thức đấy, nhưng phải đợi mùa mưa, măng le rừng mọc mới nấu món đó được, chứ mua măng ở chợ nấu không ngon. Nếu phải làm để đãi khách thì có thể dùng tạm măng m’ô để nấu vêch bò. Tuy măng m’ô cũng mềm và ngọt nhưng món măng nướng này phải là măng alê mọc tự nhiên ở rừng mới ngọt thơm và dai, không bị nhão.

Để làm món ăn này, đầu tiên đặt những cây măng lên bếp lửa nướng trên lửa to, cho cháy lớp áo măng bên ngoài, rồi khơi than cho lửa liu riu, chờ măng chín, để nguội, bóc sạch sẽ áo măng, rửa lại rồi mới xắt nhỏ ra. Dùng vêch đã khô, cứng, vắt lấy chất dịch màu xanh đen hơi, đặc quánh trong đó ra chiếc chén con. Đặt chiếc chảo bự nhất lên bếp lửa cháy đỏ, giã nát một nắm củ nén và ớt chuột rồi rồi phi thơm, sau đó cho măng vào xào cho nóng, gia vị chỉ cần muối và mì chính là đủ. Món này phải cay mới ngon. Măng đã được nướng chín nên chỉ xào sơ qua cho nóng là có thể cho vêch vào chung. Trong khi xào phải đảo đều tay và liên tục để vêch không bị khô và dính vào đáy chảo.

Mùi thơm của vêch bò, củ nén, của măng nướng như mời gọi. Nhìn nồi măng nghi ngút khói mà nước miếng cứ chảy ra. Người không quen ăn cay có thể chảy cả nước mắt, nhưng nồi cơm gạo rẫy mới thơm thơm, hết bay lúc nào không biết.



9. Cá sông tiến vua


Trên bàn tiệc, món rau rừng còn được bỏ vào lẩu cá, đa phần là những loài cá đánh bắt được từ sông Sê San. Dòng sông hùng vĩ, lắm thác ghềnh này ngoài khả năng thủy điện còn chứa trong lòng những loài thủy sản quý hiếm như cá sọc dưa, cá lăng, cá chiên, thậm chí cả loài cá anh vũ.

Nhìn thấy cá anh vũ trong thực đơn, thực khách khấp khởi, vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì có người ngược ra tận vùng Việt Trì, Phú Thọ, sẵn sàng bỏ cả triệu đồng cho một đĩa cá anh vũ mà đâu có cơ may thưởng thức, còn lo vì giữa đại ngàn mà có cá anh vũ chễm chệ trong thực đơn thì chắc đó là… đồ nhái!

Theo mô tả của người am hiểu về cá ở xứ này, cá anh vũ có dáng dấp khá giống cá trôi, nhưng vảy có sắc óng ánh, phần đầu thuôn và đặc biệt là cặp môi hình tam giác rất dày (có nơi còn gọi là cá lợn). Xin chủ quán cho ngắm mặt mày con cá này, chủ quán đành lắc đầu phân bua rằng thường trong ngày chỉ có một con, mà đã chế biến sơ rồi, có muốn xem cũng chịu.

Cả thành phố Pleiku chỉ có đôi ba quán có bán loài cá này. Những ngư dân dọc sông Sê San thường chặn bắt cá anh vũ ở vùng nước trong, nhiều hang hốc, chủ yếu ở khu vực thủy điện Ialy.

Cá rất có giá nên lâu ngày ngư dân có lẽ cũng quên vị cá, bởi đánh bắt được là đành chép miệng "gả" lại cho các nhà hàng. Còn việc cá không còn nguyên vẹn vì được mổ sạch ruột ngay khi đánh bắt được để tránh bị trương phình do cá thường bốc mùi ươn nhanh.

Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều. Ngon không chỉ vì thịt cá, mà còn bởi được tận hưởng cảm giác "làm vua" trên bàn tiệc đại ngàn, ai ăn cũng cứ luôn miệng tấm tắc khen.

10. Lẩu lá rừng


Ai từng ghé thăm phố núi Pleiku chắc đã được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội để nếm thử món lẩu lá rừng hấp dẫn.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức những món ăn dân dã nơi đây, tuy nhiên, bạn sẽ không dễ dàng để được thưởng thức món lẩu lá rừng vì có rất ít nơi bán món ăn này. Và nếu có may mắn được thưởng thức món ăn này trong những nhà hàng, quán ăn thì cũng không thể hấp dẫn bằng việc thưởng thức nó ngay giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.

Món lẩu lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, lẩu lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa.

Gọi là lẩu nhưng thực ra giống món canh hơn, nguyên liệu được dùng ngoài nhiều loại lá khác nhau chỉ là tôm khô hoặc các loại thịt khác. Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn đã thấm vào từng chiếc lá. Có hơn 10 loại lá được dùng để chế biến món ăn này, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Điều đó có thể khiến bạn lo sợ về độ an toàn của món ăn này, tuy nhiên, với những người con của núi rừng, họ luôn đủ kinh nghiệm để chọn cho mình những loại lá không gây độc cho cơ thể.

Thưởng thức kèm với thịt heo rừng hấp, hay những món ăn dân dã khác sẽ giúp bạn cảm nhận hết hương vị của vùng đất cao nguyên hoang sơ. Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức lẩu lá rừng.

11. Heo nương quay
Heo rẫy là loại heo đồng bào nuôi kiểu chăn thả tự nhiên. Khi ả heo nào đó rời buôn mấy ngày, chủ nhân của nó lại biết chắc hơn ba tháng nữa nó sẽ trở về cùng với đàn con lai heo rừng bờm dựng đen trũi. Heo rừng da dày, heo rẫy da mỏng nhưng rất ít mỡ, thịt mềm ngọt chắc, giá đắt gấp rưỡi thịt "heo phổ thông" nuôi mổ chất đầy các sạp chợ.

Hai món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều tỏa mùi thơm gốc rễ vì có chung mấy loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Món nướng cao nguyên thì chặt nhỏ xiên tre, món nướng muối ớt thì nướng nguyên con dùng dao xẻo tại bàn. Bí quyết heo nướng để lâu vẫn óng ả giòn thơm là dùng sô-đa đánh tan mạch nha và nước cốt chanh, phết nhiều lớp lên da, quay đều trên bếp than hồng.

12. Bò khô nướng

Thị trấn Củng Sơn (Phú Yên) là nơi sản sinh ra loại bò một nắng này. Ngày nay bò một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến không chỉ ở Phú Yên mà còn ở các tỉnh Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.

Chế biến bò một nắng rất đơn giản, chỉ cần chọn loại nguyên liệu ngon là được. Theo bí quyết của người dân ở đây, thịt bò nhất quyết phải là bò tơ, được chăn thả trong tự nhiên nên thớ thịt săn chắc, ít nước lại có vị ngọt tự nhiên đem lại cho người ăn cảm giác ngon miệng. Thịt được lóc bỏ da, rửa sạch và thái thành từng miếng mỏng, lớn cỡ bằng bàn tay là được. Thịt sau khi thái xong được ướp sơ qua với các loại gia vị như đường, muối, bột nêm, ớt trái giã nhỏ, vừng.

Khâu ướp gia vị rất quan trọng, không nên ướp đậm quá vì khi nướng chín, thịt sẽ bị mặn không ngon, cũng không nên ướp nhạt quá, bò không thấm đủ gia vị, sẽ nhanh hư, không để lâu được. Sau đó đem phơi ngoài nắng, nếu trời nắng to, chỉ cần phơi trong một ngày, thịt bò khô lại, cầm lên tay không bị dính là được. Khi ăn, chỉ cần lấy từng miếng thịt, cho lên vỉ và nướng trên bếp than hồng. Thịt nướng chín rám vàng hai cạnh cùng mùi thơm tỏa ra rất quyến rũ. Khi nướng nhớ trở đều tay để thịt chín đều và không bị cháy.

Bò sau khi nướng chín, được cho lên thớt, dùng chày đập nhẹ cho miếng bò mềm, xé thành từng miếng nhỏ. Bò một nắng được ăn kèm với dưa leo, chuối chát, các loại rau thơm và thức chấm. Thức chấm của món ăn này rất phong phú, có thể là tương ớt, muối ớt chanh... nhưng độc đáo và ngon miệng hơn cả phải là muối kiến vàng của người dân tộc.

Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) là loại côn trùng chuyên sống trên cây trong rừng hay các vườn cây ăn trái. Kiến sau khi bắt về, cho lên chảo rang sơ kiến và trứng kiến. Sau đó cho thêm gia vị như muối, ớt vào cối và giã nhuyễn với một loại lá rừng đặc biệt có tên gọi là lá then len (tên gọi của người dân tộc). Xé một miếng thịt bò, chấm vào chén muối kiến vàng và thưởng thức cùng các loại rau để cảm nhận thịt bò mềm và ngọt hòa trong cái đậm đà nhưng chua chua của muối kiến rất ngon miệng.


Nguyễn Quang Huy - sưu tầm.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Nhìn từ việc người Hải Phòng dạy học


 Gửi tặng cả nhà một bài báo mình mới được đọc. Xin ý kiến các bạn.             
  Thứ Tư, 01/05/2013, 10:00 AM (GMT+7)
Những HS giỏi không vào sư phạm, HS kém đi làm thầy. Đương nhiên họ cho ra lò những thế hệ thầy tiếp theo không ít thì nhiều theo hình ảnh của chính họ.
"Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của đất nước, biết bao danh nhân tài tử đã từng học hành tại đây. Bây giờ người Hải Phòng lại tự hào 18 năm liền có HS đoạt huy chương trong các cuộc thi (toán, tý...) quốc tế. Tuy nhiên, để niềm lạc quan ở trong trạng thái phởn phơ như nhà lãnh đạo giáo dục Hải Phòng thể hiện thì lại là chuyện phải bàn.
Những ngày vừa qua, ông Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Phòng trong lòng không vui. Ông bị lãnh đạo thành phố (TP) gọi lên khiển trách bởi những sai lầm trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.
Vào một buổi chiều tháng 8, từ trên bộ có điện thoại gọi xuống: “Học sinh (HS) Hải Phòng (HP) được huy chương vàng trong cuộc thi Olympic quốc tế”. Hôm sau người ta thấy ông xuất hiện trên các diễn đàn địa phương nói với niềm vui đắc thắng: “HP là nơi duy nhất trong nước 18 năm liền đoạt được huy chương trong các kỳ thi quốc tế”.

Ngồi trước tivi, Nguyễn T - một anh nhà giàu mới nổi - dù luôn nghi ngờ những ai có dính dáng đến chuyện học cũng phải thốt lên: “HP giỏi thật!”. Vợ anh hả hê: “Thì con mình cũng là HS giỏi kém gì!”. Anh T lườm vợ: “Giỏi gì ngữ nó!”, vì anh biết tỏng thằng con mình thích gặp người thu tiền cá độ bóng đá hơn là gặp các thầy cô. Cũng vừa lúc đó, cô giáo toán Trường Trần Phú nghỉ hưu LTMH đang bay sang Mỹ thăm con. Một HS của cô từ 20 năm trước có nhã ý tặng vợ chồng cô vé máy bay để cảm tạ cô đã dạy anh biết làm người.


Vì huy chương vàng
Có một đặc trưng của nền dân chủ: Đa số quan trọng hơn thiểu số. Nhiều thế kỷ trước, nhạc cổ điển là thống soái. Ngày nay, nhạc cổ điển đã bị các trào lưu âm nhạc đại chúng (pop, rock...) chèn ép đến chỗ sống dở chết dở ngay tại phương Tây quê hương của nó. Đơn giản bởi nhạc cổ điển chỉ dành riêng cho một thiểu số người mũ cao áo dài chọn lọc. GD cũng vậy. Một nền GD dân chủ được xem như là lành mạnh phải biết đào tạo bao nhiêu người giỏi hơn là ai giỏi.


Xã hội gồm nhiều người giỏi chắc chắn sẽ là một xã hội tốt. Nên nhớ, mục tiêu của GD là đào tạo những con người giỏi biết sáng tạo, có tư duy phản biện, chứ không phải các HS làm bài thi giỏi. Hy vọng vào những huy chương trong các kỳ thi quốc tế để giải cứu cho thực trạng GD đại trà, nhàn nhạt với những HS khá, giỏi như kiểu cậu con anh T, các nhà lãnh đạo GD HP đã bị lạc đường. Họ là những người thông minh, nhưng đi theo tiếng gọi của bản thân, của căn bệnh thành tích đã di căn vào gan ruột GD Việt Nam, hơn là vì những sứ mệnh thiết thân của chính GD.

Trong những cuộc họp, các nhà lãnh đạo GD HP thường dẫn ra nhiều giải pháp cho thực trạng ngành. Có điều chưa bao giờ họ nhấn mạnh giáo viên (GV),  chứ không phải tấm huy chương, mới là giải pháp căn bản. Thực ra họ biết quá rõ. Thế nhưng thay đổi GV khó hơn thay đổi huy chương rất nhiều. Bởi vì, GV đã là vấn đề khoảng 40 năm trước, khi mà trong giới HS truyền khẩu “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”.

Ngày nay, trong trào lưu thương mại hóa GD, không ít GV - sản phẩm của sự bỏ qua sư phạm, nỗi kinh hoàng của quá khứ,  tự nguyện biến mình thành nô lệ của thần tài. Họ làm giàu bằng HS. Nhờ vào dạy thêm, nhiều cô giáo ngồi ôtô mặc váy xòe đi nhảy đầm. Có cô hiệu trưởng một trường tiểu học nổi tiếng nhất quận Ngô Quyền, ngày tết mang tiền mừng tuổi đi rải khắp nơi nhờ tài năng XHH (thu tiền cha mẹ HS) của mình!

Người xưa đã nói: “Muốn đứng tại chỗ phải chạy thật nhanh”, những cái ngày xưa là tốt thì bây giờ chưa đủ tốt. Thế mà GV ngày nay rất ít người chịu học thêm, nhiều thầy thích đánh đề hơn giải toán. Trong đầu cô giáo dạy văn K.A không có quá 5 cuốn sách. Giáo viên  tiếng Anh T.N. của trường năng khiếu Trần Phú lăng mạ HS thậm tệ trên lớp chỉ vì chúng chê cô kém!
Chính vì không giỏi, GV không thể trở thành người định vị cho tâm hồn HS. Họ chỉ biết dạy HS làm bài kiểm tra chứ không dạy chúng tư duy. Không giỏi tư duy, chúng có thể gây sửng sốt cho ai đó bởi tài năng thi cử, nhưng khó có thể trở thành doanh nhân tài giỏi, hoặc phát minh ra những thứ chưa từng tồn tại... Thực tế mấy chục tấm huy chương vàng chưa làm được gì cho sự phát triển xã hội HP.

Hiện nay, nhiều trường bỏ tiền (cha mẹ HS) thuê các công ty dạy HS kỹ năng sống. Họ quên mất rằng chính họ quyết định một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất của con người: Đó là khả năng, khát vọng học tập suốt đời. Chỉ có như vậy, con người mới tồn tại được trong thế giới phẳng, nơi sự cạnh tranh đã mở rộng ra toàn cầu. HS HP không chỉ cạnh tranh với các HS HP, họ sẽ phải nghĩ đến chuyện cạnh tranh với HS Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nói ra điều này, một nhà lãnh đạo GD HP nở nụ cười rất lịch sự: “Nhà báo kể chuyện viễn tưởng”. Đúng rồi! Với trình độ của GD HP hiện nay, chuyện đó hoàn toàn viễn tưởng. Tuy nhiên, thế giới không chờ chúng ta. Tổng thống Mỹ nói: “Quốc gia nào vượt chúng ta trong GD ngày hôm nay sẽ vượt chúng ta trong mọi lĩnh vực của ngày mai”. Vì thiếu khát vọng, đã khiến các nhà lãnh đạo GD nuôi dưỡng trong đầu chỉ những suy nghĩ ngắn hạn.

Có một điều rất ngạc nhiên họ luôn kêu ca GD bị áp lực của phụ huynh. Bốn năm trước đây, trong một lần gặp Tổng thống  Hàn Quốc Lee Myung-bak tại Seoul, Tổng thống Mỹ Obama đã hỏi để biết tại sao Hàn Quốc lại phát triển nhanh như vậy: “Thách thức lớn nhất trong ngành GD của ngài là gì?”. Câu trả lời là: “Đòi hỏi quá cao của các phụ huynh!”. Rồi ông nói tiếp ngay cha mẹ của tổng thống  vẫn phàn nàn ông chưa đủ thành công!
Tháng 1.2011, tờ Wall Street Journal giới thiệu cuốn sách của bà Amy - giáo sư luật tại Đại học Yale - “Bài ca chiến đấu của mẹ hổ”. Cuốn sách gây ra làn sóng tranh luận trên các diễn đàn GD, do sự khác biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Nhưng điều không ai tranh cãi: Đa số HS thành công đều được sự săn sóc của gia đình. Thiên tài như Beethoven còn bị cha cầm roi bắt học đàn. Muốn thành công mỗi HS phải khổ luyện,  không thỏa mãn với chính mình và chỉ có thầy cô giỏi mới giúp chúng vượt qua sự vấp ngã, tự đứng dậy để tiến lên.
Những bông hoa mọc trên nền đất rắn

Giống như mọi loại tài năng, GV giỏi luôn luôn hiếm, không phải thứ được sản xuất đại trà trong các nhà kính công nghiệp. Hằng năm, GD HP đều tổ chức lễ tôn vinh GV giỏi. Vì

Một lần như vậy, trong lúc trên sân khấu lớn quan chức GD tặng hoa cho một cô giáo, thì ở một góc hội trường, HS cô này mang hoa đi tặng cho cô giáo khác -  người được chúng tôn trọng vì dạy giỏi (dù không có HS đi thi toán quốc tế), và lại có nhân cách vàng. Sẽ thật tuyệt vời nếu ngoài hội đồng thi đua, các nhà lãnh đạo GD lại cho HS cái quyền bỏ phiếu cho những GV có ảnh hưởng lớn đến chúng. Họ chính là GV giỏi thực sự.

Người HP luôn kính trọng những cái tên thầy cô giáo: Nguyễn Phan Long  (trường Hồng Bàng), Trần Thị Nhung (trường Đinh Tiên Hoàng), Nguyễn Thục Hương (trường Ngô Quyền), Thái Bích Vân (trường Nguyễn Văn Tố), Trần Hồng Minh (trường Nguyễn Du), Trần Thị Thu Hằng (trường Năng khiếu Trần Phú)... Họ vừa dạy giỏi vừa có tấm lòng vàng với HS.
Từ nhiều năm nay cứ đến mùa hè, khách sạn 6 sao trên đảo Hòn Tre, Nha Trang lại mở cửa đón gia đình cô giáo LTMH. Đây là một trong rất nhiều món quà mà HS cô đã “kính tặng cô vì cô đã dạy chúng em biết cách làm người”, như lời lẽ trong bức thư chào mừng đặt sẵn ở phòng cô tại khách sạn. Tuy đã nghỉ hưu, mỗi lần HS tổ chức gặp cô, họ đứng xếp hàng đón cô như đón nguyên thủ quốc gia. Lần lượt từng người đến ôm hôn cô và gọi cô rất trìu mến “bu!”, có học sinh chỉ kém cô 7 tuổi!

Khi biết cô có vấn đề sức khỏe, họ đề nghị cô vào TPHCM. Thấy cô chưa bán được nhà, họ mời cô đến cho cô vay tiền. Cô đi một mình tay không vì nghĩ sẽ được cầm vàng hoặc USD. Song cô giật mình khi thấy họ đưa cho cô một cục to tướng hơn 2 tỉ đồng tiền Việt. Cô hiểu ra ngay thịnh tình của họ. Cô không có HS đi thi toán quốc tế, nhưng cô có một tấm lòng thương yêu học trò thực sự của một người mẹ giỏi giang.

Cô như nước của Lão Tử, khe hở nhỏ nhất nào cũng lọt qua song có sức mạnh bào mòn được đá. Cô trong sáng như tên gọi của mình. Nghỉ hưu, cô về dạy tại trường tư của GS Văn Như Cương, một người nổi tiếng khó tính. Cứ vài ba năm GV ở đây lại nhận được một lá thư cảm ơn mời... ra khỏi trường. Riêng cô thì không. Thậm chí, các cháu GS được gửi hết cho cô dạy.

Một người mẹ đến tìm cô than phiền: Con bà bị stress định tự tử. Cô đưa cháu về dạy dỗ, nay cháu đã đi du học nước ngoài. Tất cả HS vấp ngã gặp cô đều tự mình đứng dậy được. Tôi biết chuyện cô từ một người em ruột cô và các đồng nghiệp, học trò của cô. Người Trung Quốc nói: Quan Công cũng có kẻ thù, Tào Tháo cũng có bạn. Tôi dám chắc rằng câu đó không đúng với cô. Cô Hằng chỉ có bạn và không có kẻ thù.

Trung tâm ngoại ngữ Hà Trường có 7 lớp học, song chỉ có 1 GV: Anh Hà Văn Trường. HS của anh phần lớn là các sinh viên năm cuối ĐH Hàng hải, ĐH HP. Họ cần tiếng Anh để có thể vượt qua được các cuộc phỏng vấn tìm việc. Những điều diễn ra ở đây hoàn toàn không giống ở bất kỳ trường học nào tại Việt Nam mà tôi biết. Gần hết thời gian trên lớp là của HS tự học. Không có cái cảnh HS thụ động ngồi chờ GV bón mớm đủ thứ kiến thức, học thuộc rồi nhè chúng ra trong các bài thi kiểm tra liên miên, xong là quên sạch.

Phương pháp GD xưa cũ mang nặng trật tự truyền thống “thầy là trung tâm” đã từng kiêu hãnh, không tồn tại ở chỗ này. Hệ thống mệnh lệnh và kiểm soát nhằm áp đặt mong muốn của người thầy lên HS trong các trường học Việt Nam, đã bị thay thế bằng hệ thống kết nối, tương tác. Ở đây, thầy Trường xác định mục tiêu, chương trình học cho HS, rồi tổ chức nhóm học tập, họ sẽ hợp tác với nhau để đạt mục tiêu. Thầy chỉ dạy những điều không có ghi trong sách, kiểm tra, xác nhận kết quả. Đặc biệt, thầy Trường khuyến khích HS ra câu hỏi đúng hơn là phải nhớ câu trả lời đúng. Khả năng tư duy phản biện được đánh giá cao hơn việc làm bài kiểm tra.

Trưởng thành từ người tự học, thầy Trường không bị những giáo điều của GD chính thống bóp nghẹt. Thầy có kiến thức rộng rãi và  có niềm vui được chia xẻ chúng với các HS. Là một nhân cách độc đáo, thầy biết cách thổi cảm hứng để giúp cho họ vượt qua sự thiếu tự tin, nỗi sợ thất bại. Tôi không ngạc nhiên thấy có HS – giám đốc doanh nghiệp, tự nguyện đi lau cầu thang vì không làm bài kiểm tra đầy đủ theo quy chế của HS tự lập ra.

Ở TT này thầy có uy tín tuyệt đối. HS thầy Trường lễ phép nhưng không rụt rè, cởi mở nhưng rất nghiêm túc. Phần lớn họ gọi thầy Trường là bố, vì ngoài việc dạy HS cách chia động từ, thầy  còn giúp họ học cách sử dụng thì tương lai cuộc đời mình. Chỉ qua thái độ HS có thể  biết được hiệu quả GD ở TT ngoại ngữ Hà Trường này. Very good!
Chuyện người HP dạy học cũng chính là chuyện về người VN dạy học, bởi tất cả đều ở chung dưới một gầm trời.


Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Đất nước anh hùng, nhân dân anh dũng

Kỷ niệm 38 năm ngày giang sơn thu về một mối, có biết bao bài báo nói về đất nước anh hùng và các gương anh hùng. Nhân dân ta có bao tấm gương tiêu biểu trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại đó, các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.... Và tôi nhớ lại lần về dâng hương tại nhà thờ Lại tộc Việt Nam. Ở đó không chỉ thờ ông tổ của họ Lại ở Việt Nam mà còn thờ các người con của họ Lại đã anh dũng hi sinh vì giang sơn gấm vóc. Quan trọng hơn cả là tấm bia khắc lại bức thư của Bác Hồ gửi họ Lại ở Phù Vân,Kim Bảng,  Hà Nam. Tôi mạn phép đưa lên đây để các bạn cùng đọc :


Chủ tịch phủ Việt nam dân chủ cộng hòa
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi:        Họ Lại xã Phù Vân
                   Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Trong lúc nước nhà kháng chiến gay go, Họ đã nghe tiếng gọi của Chính phủ hăng hái tòng quân, bảo vệ đất nước và góp phần chung sức kháng chiến mọi mặt với Chính phủ là biểu hiện tinh thần yêu nước rất cao.
Tôi mong rằng: Các họ trong cả nước Việt Nam, họ nào cũng như hộ Lại Phù Vân thì ta không cần phải đánh mà giặc cũng phải lui.
Vậy tôi thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khen ngợi và cảm ơn Họ.
Mong Họ tin tưởng Chính phủ và đoàn kết xung quanh Chính phủ để cùng kháng chiến kiến quốc.
  Xuân Canh Dần - 1950
Hồ Chí Minh
 
 
          Đất nước trăm họ, họ nào cũng có đóng góp cho sơn hà xã tắc. Nhân ngày toàn thắng, tôi muốn đưa lên để chúng ta thêm tự hào về đất nước mình, dòng họ mình. Và hơn nữa để trang blog này không vắng bóng người như cong tè nha tan kêu rên là ở đây vắng bóng, còn bên face thì nhộn nhịp.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Ngững người thích ...cây và cột














DU LỊCH SÀI GÒN - NHỮNG MÓN NGON NHỚ LÂU ..


Dịp lễ này bạn có chọn Sài Gòn là điểm đến không ? Nếu lễ này bạn đi du lịch và ở lại Sài Gòn, hãy dành ra vài ngày để tận hưởng một Sài Gòn trọn vẹn cả cảnh sắc và nhiều nét ẩm thực thú vị .

1. Cơm tấm

Thứ “cơm nhà nghèo” của ngày xưa dần trở thành món đặc sản của miền Nam. Cơm tấm có sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm nhỏ, màu trắng, rời, khô và các món cơ bản thông dụng như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la, bì và nhiều món khác. Được ưa thích nhất là cơm tấm sườn với miếng sườn heo phải được ướp đúng gia vị, khi ăn vừa có độ dai nhưng phải chín toàn diện, tỏa hương thơm ngào ngạt quyến rũ.

                                              Cơm tấm là món không thể không ăn khi ghé Sài Gòn cũng như người Sài Gòn bao năm qua vẫn không ngán món này.... 

Phía trên đĩa cơm được rưới một chút mỡ hành cho cơm tấm có độ béo đặc trưng. Đồ chua thường làm từ đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa leo, đôi khi là cà chua giúp cơm tấm có vị chua ngọt. Tất cả đi kèm thứ nước mắm ngọt dường như chỉ hợp với cơm tấm mà thôi. Mắm ấy đơn giản lắm, gồm mắm pha với nước lọc, thêm đường, chút ớt xay là ngon. Đặc biệt, cơm tấm dọn ra trên đĩa, dùng muỗng và nĩa để ăn.

Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều nhưng muốn ăn “đúng chất” thì bạn nên ghé Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận), cơm tấm khuya chợ Tân Định, An Dương Vương (Q.5), và một số hệ thống như Thuận Kiều, Mộc… với giá từ 25.000 đồng/xuất

2. Ốc các món

Dù ở quận nào, mặt đường lớn hay hẻm sâu hun hút, không khó khăn để thực khách tìm cho mình một quán ốc lai rai.

Chắc có lẽ không nơi đâu quán ốc, các món ốc lại đa dạng và tuyệt vời như ở Sài Gòn. Bất kể bạn là ai, khi đến quán ốc, cũng đều có thể tìm cho mình được món phù hợp. Từ ốc móng tay, óc hương, ốc nhung, sò long, sò huyết, sò điệp, hàu… cho đến “đồ hiếm” như ốc giấm, ốc vú nàng, ốc ngựa… đều xuất hiện trong menu của các quán.
                            Đến Sài Gòn nhất định phải tìm ăn ốc. ..

Cách chế biến ốc cũng phong phú và hấp dẫn, nào hấp, luộc, nào xào, chiên, nào nướng, nào cháy tỏi, đút lò kết hợp với rau muống, tỏi, me… Món nào cũng thơm lừng khó cưỡng và mang vị đặc trưng của riêng nơi này. Tùy theo quán, theo món mà các loại nước chấm khác nhau, nhưng rau răm, tắc, muối tiêu thì quán nào cũng phục vụ kèm.

Các con đường ốc phải kể đến như Thành Thái (Q.10), Vĩnh Khánh (Q.4), khu bờ kè… với giá từ 30.000 đồng/xuất .



3. Hủ tiếu hay hủ tíu

Ẩm thực Sài Gòn mang trong nó một danh sách dài các loại hủ tíu: hủ tíu Sa Đéc, hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu bò viên, hủ tíu Tàu... Được ưa thích và phổ biến nhất là hủ tíu Nam Vang và “hủ tíu gõ”.

Hủ tíu Nam Vang, có nguồn gốc từ Campuchia nhưng được chế biến theo phong vị Hoa, biến đổi phù hợp với Sài Gòn. Các quán hủ tíu Nam Vang nổi tiếng ở Sài Gòn tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, Võ Văn Tần, Nguyễn Thượng Hiền (Q.3)… với giá từ 50.000 đồng/tô.

                                     
Tùy từng loại mà các phụ liệu trong hủ tíu khác nhau, khiến cho vị của chúng cũng khác nhau .

Còn hủ tíu gõ có giá bình dân hơn, chỉ từ 10.000 đồng/tô. Khắp các ngõ, hẻm, con đường đều dễ dàng tìm thấy xe hủ tíu nghi ngút khói, nhất là lúc chiều về. Hủ tíu gõ giản dị mà vẫn luôn đông khách với hương vị nhẹ nhàng và không kém phần thơm ngon. Sợi hủ tíu dai, nước lèo ngọt, thanh, ăn với giá sống, hẹ, tóp mỡ, hành phi với thịt, bò viên, giò… hấp dẫn. Trước khi ăn có thể cho vào ít xì dầu, tiêu, chanh, ớt, tỏi, tương ớt tùy khẩu vị. Đặc biệt, khó có món ăn nào mà thịt lại được cắt mỏng như món hủ tíu gõ này.

4. Bò bía, gỏi cuốn

Bò bía và gỏi cuốn tương đối giống nhau về hình dáng nhưng nguyên liệu thì có sai khác. Bò bía có nhân cuốn là củ sắn luộc, lạp xưởng, tôm khô, salad. Nó được dùng chung với tương đen xay, bỏ chút ớt, đồ chua, đậu phọng, hành phi, tạo ra mùi vị khá đặc biệt.

Trong khi đó, gỏi cuốn có đầy đủ rau sống, rau thơm, bún, tôm, thịt ba chỉ, dễ ăn và thân thiện hơn bò bía. Nước chấm gỏi cuốn là điểm thu hút và thể hiện “đẳng cấp” của từng quán. Chỉ với 2 loại: nước tương đen và mắm nêm nhưng do cách pha chế và tay nghề khác nhau mà có chỗ khách “ăn hoài không ngán” nhưng có chỗ chỉ chừng 1 – 2 cuốn là khách bỏ đi. Với các nguyên liệu đa dạng kết hợp một cách tuyệt vời, đánh thức ngũ vị khiến gỏi cuốn phù hợp với nhiều người, nhiều lứa tuổi, đáng để thử.
                                   Gỏi cuốn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới !!

Gỏi cuốn bình dân được bày bán rộng rãi ở khắp các hàng rong, quán cóc, chợ và cả siêu thị… nhưng có nhiều trên đường Vạn Kiếp (Q.Bình Thạnh) với giá chỉ từ 2.500 đồng/cuốn. Món bò bía thì tập trung bán nhiều nhất trên đường An Dương Vương, gần đại học Sư Phạm (Q.5).

5. Lẩu cá

Sài Gòn nắng nóng, tưởng là không hợp với lẩu nhưng thật ra, người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm và đó luôn là món được chọn trong các buổi họp mặt hay tiệc tùng. Sài Gòn có đủ loại lẩu: mắm, cá, lẩu Thái, lẩu nấm… Mỗi loại lẩu có hương, vị khác nhau song đều mang đến những trải nghiệm thú vị, nhất là lẩu cá kèo và lẩu dê.
                                       

Hãy chọn lẩu cá kèo hoặc lẩu dê để thấy hương vị miền Nam đậm đà và đặc trưng ..

Lẩu cá kèo mang hương vị miền Nam đặc trưng và hương thơm khó quên. Cá kèo chín, ăn cả con, thịt có vị ngọt bùi, thấm thêm vị chua chua chát chát của lá dang, chấm thêm vị mặn của nước mắm ớt tươi cay nồng, thỉnh thoảng nghe đắng ở đầu lưỡi vì mật cá mới tròn vị. Thực khách chan nước lẩu đang sôi vào chén bún, thêm chút mắm, vừa thổi vừa ăn, vừa hít hà cái vị tổng hòa chua cay mặn ngọt thật dễ gây nghiện. Các loại rau ăn kèm: chuối, rau nhút, rau đắng… cũng ngon không kém tạo thêm nét riêng cho loại lẩu này. Lẩu cá kèo ngon ở Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu, Sư Thiện Chiếu (Q.3).

Lẩu dê được đánh giá là ngon phải thơm và còn thoang thoảng mùi hăng của dê. Ăn lẩu dê không thể thiếu cải bẹ xanh, tần ô và lá tía tô. Ngoài ra, các nguyên liệu đi kèm như đậu hũ, tàu hũ ky, khoai môn cũng góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lẩu. Cũng khó có loại nước chấm nào thay thế được chao trong món này. Bởi vị béo, độ mặn và mùi đặc trưng của chao hợp một cách tuyệt vời với thịt dê, làm cho vị ngọt của thịt càng tăng lên.

Những người “sành” thường tới lẩu dê Trương Ðịnh, Nguyễn Công Trứ ((Q.1), quán ở góc Ngô Quyền - Lý Thái Tổ (Q.10)

Ẩm thực Sài Gòn còn rất rất nhiều món ngon khác đang chờ bạn khám phá, nào là phá lấu, các loại bún, bột chiên, bánh tráng trộn, gỏi khô bò… Món nào cũng làm cho thực khách ngây ngất và khó mà quên được. Trong mấy ngày nghỉ lễ, hãy tranh thử thời gian để thưởng thức những món mà bạn ưu tiên lựa chọn nhé!




---- QUANG HUY ---  DU LỊCH ĐÓ ĐÂY   -----