Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

CUỘC SỐNG

Sưu tầm từ Internet

CUỘC SỐNG


Ngày xưa có đôi vợ chồng nọ có một cậu con trai 12 tuổi và một con lừa nhỏ.

Một hôm họ quyết định đi chu du thiên hạ để xem nhân tình thế thái.

Khi đi qua một làng đầu tiên họ nghe thấy những người ở đây thì thầm: "Xem thằng bé trên lưng lừa kìa, đúng là thứ không được dạy bảo đến nơi đến chốn... Ai lại ngồi thế khi cha mẹ phải đi bộ bên cạnh."
Nghe vậy người vợ liền nói với chồng: "Không thể để họ nói xấu về con mình như vậy được".
Người chồng bèn nhấc cậu bé xuống và nhảy lên lưng lừa ngồi.

Khi qua xóm thứ hai họ lại nghe mọi người ở đây xì xầm: "Xem kìa, thằng chồng kia quả là không biết xấu hổ, khỏe mạnh thế mà lại ngồi trên lưng lừa để vợ và con đi bộ."
Anh chồng liền nhảy xuống khỏi lưng lừa và để chị vợ ngồi lên. Hai cha con đi bên cạnh.

Qua xóm thứ ba họ lại nghe thấy người ta xì xầm: "Tội nghiệp anh chồng, làm lụng vất vả cả ngày kiếm cơm áo về cho gia đình lại phải đi bộ còn xem con vợ kìa. Cả thằng con nữa đúng là vô phúc mới có được bà mẹ như vậy."
Nghe vậy cả ba quyết định tất cả cùng ngồi lên lưng lừa rồi đi tiếp.

Khi đi qua một xóm nữa họ nghe thấy mọi người nói với nhau: "Đúng là lũ vô cảm, độc ác chẳng khác thú vật. Ba người ngồi trên lưng con vật nhỏ nhắn thế kia thì nó gẫy lưng mất chứ."
Nghe vậy ba người liền tụt khỏi lưng lừa và đi bên cạnh con vật.

Đến xóm tiếp theo, mọi người cảm thấy không thể tin vào tai mình nữa khi nghe thấy dân ở đây cười nhạo báng: "Nhìn kìa, đúng là lũ ngu. Cả ba lết thết đi bộ trong khi con lừa chẳng có gì trên lưng."


----


HAI CON ẾCH




Một đàn ếch đi qua khu rừng nhỏ, bỗng nhiên hai con bị rơi xuống hố.
Những con ếch còn lại xúm quanh hố với ý định giúp 2 con bị rơi. Nhưng thấy rằng cái hố quá sâu, chúng bảo với hai con ếch rằng chúng không có hi vọng lên được và sẽ chết thôi...

Hai con ếch kia vẫn cố hết sức có thể để nhảy ra khỏi cái hố. Lũ ếch ở trên thì vẫn cứ bảo chúng đừng cố sức, tốt hơn là ngồi ở dưới chờ chết, để khỏi tự làm đau bản thân.
Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng một con ếch đã nản chí và nghe theo đồng loại; nó nhảy lên, thả mình rơi xuống và chết.

Còn con ếch kia vẫn tiếp tục cố gắng nhảy ra ngoài. Lũ ếch ở trên không ngừng la hét bảo con ếch dừng lại.
Nhưng đồng loại phía trên càng gào thét thì nó càng nhảy mạnh hơn. Cuối cùng nó nhảy được ra khỏi hố.

Khi lên được bên trên, nó nói với đồng loại: Mặc dù tai nó bị điếc, không nghe được. Nhưng nó rất cảm ơn những lời động viên cổ vũ đã giúp nó nỗ lực tự cứu bản thân mình.

(ST)
.

CẢM XÚC 20 NĂM NGÀY HỌP MẶT

Đã hơn hai tuần trở lại với những bộn bề công việc và cuộc sống riêng tư, nhưng tôi vẫn cảm thấy ngày gặp mặt dường như chỉ mới kết thúc hôm qua. Trên trang blog của lớp, tôi có cảm giác những hình ảnh gần gũi, thân thương đó vẫn còn nguyên vẹn.
Có thể đối với nhiều người kỉ niệm và cảm xúc chỉ là hai ngày gặp mặt, còn đối với chúng tôi thì đó là cả hơn 90 ngày chuẩn bị, háo hức và chờ đợi. Nghĩ lại thấy “mình phục mình quá”, có buổi tối 20h45 cả nhà mình và nhà B. Lý bắt tacxi ra tiền trạm tại Đoàn 295 mãi đến 23h30 mới về. Vợ chồng con cái mệt nhoài mà thấy vẫn vui. Gần đến ngày mà nhà B. Lý lại có việc, lo quá mà không biết làm thế nào? Ngay sau hôm cúng 3 ngày cho ông, mình gọi điện xin phép anh Toàn, sang nhà Lý chở đi mua đồ và tối về thì Lý phải vào bệnh viện truyền nước tiếp thêm năng lượng.
Mong chờ mãi ngày ấy cũng đến, không biết cảm nhận của mọi người thế nào còn với tôi thì đó là cảm xúc không thể diễn tả bằng lời. Phải thừa nhận rằng tôi là một trong những người từ trước đến nay ít tham gia họp lớp nhất. Không thể có lý do nào biện hộ cho sự thiếu nhiệt tình của mình được. Chính vì vậy, tôi thấy rất khâm phục các bạn trong lớp mình. Đúng như bạn Hùng đã nói hai mươi năm qua đã khẳng định giá trị của 12a12 chúng mình. Hai mươi năm – khoảng thời gian đủ để cho mỗi thành viên của lớp khẳng định được vai trò của mình đối với gia đình, với xã hội. Song khi chúng ta gặp nhau tất cả đều chỉ là những cô cậu học trò thuở nào, hồn nhiên, tinh nghịch và tươi trẻ - cảm giác này không nơi nào có được. Tôi vẫn rất nhớ tính cách của từng người ngày xưa và đến giờ vẫn vậy: V. Hưng lúc nào cũng rất nghiêm túc và tận tình trong công việc, H. Hà vẫn cách nói chuyện rất có duyên và hấp dẫn, N. Dung vẫn nhí nhảnh đáng yêu như ngày xưa, N. An vẫn rất năng nổ, nhiệt tình, N. Hiếu thì luôn cẩn thận đến từng chi tiết, T. Giang rất hoạt bát chu đáo với mọi người …
Ngày họp mặt sẽ không thể vui trọn vẹn nếu như thiếu đi sự có mặt của các thành viên nằm ngoài danh sách lớp. Đó chính là niềm vui, lẽ sống của mỗi thành viên trong lớp. Mình cũng muốn gia đình mình cùng đi để khoe, để tự hào với chồng, con rằng: “12a12 lớp mình là như thế đấy”. Ngày nay, ta thường hay so sánh thế hệ chúng ta với con cái. Các con bây giờ sướng hơn Bố Mẹ quá nhiều- nào là ăn mặc, học hành, và đủ thứ tiện nghi sinh hoạt ….... Song nếu nhìn lại thì thấy thế hệ chúng ta sướng hơn chúng nó bây giờ rất nhiều! Bởi thời đó chúng ta được sống trong môi trường quá trong lành, một ngày chúng ta có hẳn một buổi để chơi theo đúng nghĩa, còn có những ngày nghỉ để đạp xe dã ngoại, khám phá thế giới xung quanh với đủ sắc màu mà không phải bận tâm đến chuyện học thêm, học trường chuyên, lớp chọn, phân biệt đẳng cấp, ngoại ngữ rắc rối như bây giờ…. Chúng ta có nhiều thời gian để tự học, để đọc những câu chuyện nổi tiếng của tuổi thơ “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “Đất rừng phương Nam”…. Chúng ta được sống tuổi thanh xuân với những mối tình đầu trong sáng như pha lê … mà bây giờ thế hệ con em mình có lẽ không có được
Chắc các bạn cũng như tôi, trải nghiệm cuộc đời mới thấm thía kỳ vọng, thất vọng, buồn vui, tủi hổ, mất mát đau thương. Có bạn thành ông to, bà lớn, có bạn còn dư tiền bạc, dư nhà cửa, dư đất... Có bạn vẫn đang phải tính kế mưu sinh. Có bạn gặp rủi ro hoạn nạn. Âu đó cũng là quy luật xã hội. Dù thành hay bại, hôm nay chúng ta vẫn là lũ học trò như ngày ấy - vẫn tao, mày, thằng nọ, con kia - vẫn là An “mèo”, Lý “toét”, Hùng “vòng”, Hưng “mít”, Doanh “già”… Không thể khác được các bạn ạ, đó là những tình cảm đầu đời, vô tư, trong sáng, nghĩ sao nói vậy, không toan tính thiệt hơn, cầu tài, cầu lợi.
Dẫu biết rằng cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, hội ngộ rồi chia ly là quy luật tất yếu của cuộc sống song vẫn thấy tiếc nuối giá như… bọn mình được ở bên nhau thêm chút nữa. Những gương mặt, những nụ cười, những lời nói thân quen giờ vẫn còn đọng lại và dâng trào trong tôi nhiều cảm xúc.
Tạm biệt các bạn, tạm biệt những nụ cười những cái bắt tay thân thiện, gần gũi, tạm biệt thời gian vui vẻ bên nhau … Lời tạm biệt lần này sẽ mở ra những lời chào mới, bởi lẽ không chỉ mình tôi mà tất cả mọi người đều mong muốn có nhiều dịp gặp nhau như thế để 12a12 có dịp xích lại gần  nhau  để hiểu và gắn kết nhau hơn nữa
Cám ơn cuộc đời, mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm 1 ngày nữa để yêu thương!

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Hồi đó, anh đã yêu em…


Hồi đó, anh đã yêu em…



Những bông hoa 12a12 đầy hương sắc

Sau buổi họp lớp đầy màu sắc và thành công rực rỡ, mình chẳng dám post bài ngay vì có một suy nghĩ hơi ngược máu với mọi người. Quả là đối với riêng mình, thật sự là chương trình không thành công hoàn toàn. Cứ mạnh dạn viết thế dù biết rằng điều này dễ ăn đá lắm, mọi người hình như đã có những đống đá to, chỉ đợi những thằng viết “láo” như thế này để ném thôi! Mình cũng đoán là sẽ có hàng tá người ào ào đứng lên bảo vệ cho thành công của  buổi họp lớp. Họ sẽ đưa ra vô vàn những  lý lẽ hùng hồn và thuyết phục. Nào là thành công trước hết ở sự an toàn của mọi người, của cả chuyến đi. Chuyến đi này đông thế cơ mà, gái có, trai có, lớn có, nhỏ cũng nhiều. Rồi là Bắc, Nam đủ cả. Thủ đô cũng “nườm nượp” hội tụ về đây. Chuyến đi kết thúc, chả có ai bị làm sao cả, đi đến nơi về đến trốn, chẳng ai bị mất đến một sợi lông. Thế chẳng phải là không thành công sao! Rồi nữa, chưa bao giờ, công tác hậu cần tổ chức được chu đáo như vậy. Ban Tổ chức lo đến là chu đáo theo tinh thần “dân tộc” “có rau ăn rau, có mắm ăn mắm” không có rau mắm thì ăn cá, ăn thịt, hải sản, nướng mực, nướng khoai… chén. Rượu thịt được chuẩn bị ê hề…Loại nặng đô có, loại nhẹ có, loại mầu có, trắng có, có ga, không ga  đủ các thể loại…Anh em, những đệ tử của lưu linh chẳng ai có thể phàn nàn điều gì. Thêm nữa, chưa bao giờ chương trình lại phong phú như vậy: lên núi, xuống biển đủ cả. Trước đó, Ban Tổ chức rất cận thận không quên cầu xin các âm quan địa phương phù hộ cho cả đoàn và bố trí thăm quan địa danh lịch sử mang tầm quốc gia, là  nơi xuất phát trong thời kỳ kháng chiến chống Mẽo của bao chiến sĩ dũng cảm vượt trùng dương mang theo khí tài, đạn dược chi viện cho chiến trường miền nam… Nhưng đặc biệt hơn cả, là đêm đốt lửa trại, nhảy múa, reo hò, phiêu nhưng chưa hết mình của các bạn 12a12….Hay, hay quá. Chưa bao giờ, vui đến thế, nhiều người thốt ra như vậy. Vân vân và vân vân...mọi người có nhiều, nhiều và rất nhiều ví dụ nữa để khẳng định là chương trình thành công!
Đúng là chương trình thì rất thành công. Nhưng với tôi, một chút cá nhân và riêng tư thì đã không thành công. Cái thất bại của tôi chính là nhưng “mục tiêu” tôi đặt ra trước chuyến đi đã không thực hiện được. Mục tiêu của tôi là phải bày tỏ tình cảm của mình với các bạn gái 12a12. Những gì đã chôn vùi bao nhiêu năm rồi từ thời áo trắng cần phải nói ra. Các bạn có biết không, ngày tôi còn thơ ngây bước chân vào trường Thái Phiên, tôi đã bị cuốn hút bởi các em, nhất là những đôi mắt đen huyền lấp lánh như những vì sao, những mái tóc dài óc mượt hơn cả dùng sunsilk và những vóc dáng thiết tha, yêu kiều…. Những con người ấy một thời làm cho con tim của những chàng trai 12a12 thổn thức và rung động!
Trong khung cảnh lãng mạn 20 năm mới có một này, sao không nói điều đó ra nhỉ. Cái bạn gái 12a12 vưỡn đẹp như ngày nào. Chưa bao giờ nhìn thấy cái bạn gái 12a12 lại “nong nanh” đến như vậy. Vẫn những chân dài, da trắng và những nụ cười duyên! Cả hành trình dài hàng trăm cây số, mình chẳng say, thế mà ở giữa bãi biển Đồ Sơn lộng gió, trong trẻo, mát lành thế này, mình thấy say quá! Say đến mức chẳng nói lên thành lời rằng các bạn quá đẹp! quá xinh! Ôi đáng yêu quá, đáng yêu quá, hỡi những bạn mà tôi ngưỡng mộ. Thôi thì không tán được vài em, thì sao mình chẳng tán nổi một em nhỉ? Thế nên mình mới cho rằng mình đã “thất bại” trầm trọng trong vụ này. Chẳng hiểu có bạn trai nào thấy điều đó không?
Mình chưa gặp hết những chàng rể của 12a12, chưa biết và hiểu về họ nhiều, thế nhưng mình chắc chắn họ có một điểm chung là họ là những người đàn ông hạnh phúc và may mắn. Có lẽ, anh em 12a12 dù có chút ghen tị, nhưng hãy hiểu rằng họ là những người dũng cảm, tài năng và số phận đã mỉm cười với họ. Mình cho rằng anh em 12a12 hãy coi đó là những “tấm gương” mà học hỏi và hãy cố gắng “tu” cho tốt hơn nữa thì mới bằng họ được.
Dẫu rằng, giữa vườn hoa đầy hương sắc này, mình chẳng hái được một bông, chỉ được ngắm và cảm nhận hương thơm ngọt ngào, đằm thắm đang lan tỏa. Đành hy vọng vào một mùa hoa mới, và biết đâu có may mắn mà hái được một bông. Thôi ở đời, là cứ phải hy vọng vậy!

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Hai câu chuyện bất ngờ về lòng tốt


- Có khi nào trong guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, bạn dừng lại và suy nghĩ về những gì đã qua? Bất chợt, bạn nhận ra những gì mình đã làm được và chưa làm được. Khi ấy, có lẽ bạn sẽ thấy mình sống tốt hơn, ý nghĩa hơn vì bạn nhận ra bên cạnh những điều chưa làm được bạn cần hoàn thiện mình hơn, bạn đã làm được rất nhiều việc. Ở đó, lòng tốt được xướng tên và là hạt giống để bạn làm nên những điều ý nghĩa.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Mới ngày nào tôi là một cậu bé lớp 3. Năm ấy tôi tám tuổi và tôi chưa hiểu được như thế nào là lòng tốt. Đơn giản vì tôi thấy những gì được gọi là lòng tốt trong sách vở và trong từng bài giảng của cô giáo khác xa với những gì tôi bắt gặp ngoài cuộc sống.

Ảnh có tính chất minh họa
Hôm ấy là một buổi chiều thật đẹp. Một buổi chiều ngày hai mươi chín Tết. Không khí ngày xuân tràn ngập khắp phố phường. Nhà nhà nô nức, rộn ràng chuẩn bị tươm tất cho một năm mới đang gần kề. Mẹ tôi cùng không ngoại lệ. Mẹ sửa soạn lại gánh hàng để đem ra chợ bán kiếm ít tiền cho tôi may manh áo mới. Tôi đã háo hức đi theo mẹ lên chợ bán hàng. Trong đầu tôi đã dần mường tượng ra một bộ quần áo mới.
Có lẽ đó là điều dễ hiểu của một cậu bé lớp 3. Khi bóng chiều đã đổ dài trên con phố mà lần đầu tôi đặt chân đến cũng là lúc câu chuyện về “lòng tốt” bắt đầu. Có một cô cao, to - tuổi chắc cũng bằng tuổi mẹ tôi. Cô ấy đến mua một nải chuối và một cành hoa hải đường. Sau khi mua hàng, cô ấy trả tiền và vội đi ngay. Mẹ cất tiền. Tôi và mẹ tiếp tục đi bán nốt chỗ hàng kịp về kẻo trời tối.
Tôi bước được khoảng chục bước chân thì nhìn thấy ở lề đường một cái ví màu nâu sẫm. Tôi chạy lại gần và nhặt lên. Không khó để nhận ra đây chính là chiếc ví của cô lúc nãy mua hàng. Tôi vội vã chạy theo, lao về phía trước vì trong tôi, lúc này đang là một bài học “Nhặt được của rơi tìm người trả lại” mà cô giáo đã dạy.
Tôi đã đuổi kịp và đưa ngay cho cô ấy chiếc ví tôi vẫn giữ chặt trong tay từ khi lượm được. Cô ấy cầm ngay lấy chiếc ví, nhìn tôi bằng một ánh mắt nghi ngờ, vội vã mở ngay chiếc ví ra đếm lại tiền. Rồi không một lời cảm ơn, cô ấy quay ngoắt đi về phía trước.
Lúc này, trong đầu một cậu bé lớp ba như tôi không còn lạ những bộ quần áo sặc sỡ, không còn là những bài học về lòng tốt mà cô giáo dạy. Những cử chỉ và hành động của cô ấy như xé toang khái niệm “lòng tốt” trong tôi.
Với tôi, lúc này chỉ là vô vọng, là mất niềm tin, tôi òa khóc nức nở trong lòng mẹ….
Mười năm sau...
Tôi đã là một cậu thanh niêm 18 tuổi, đang học lớp 12. 18 năm đã đủ để tôi hiểu ra nhiều điều, một trong số đó là “lòng tốt” – khái niệm mà tôi cứ ngỡ không bao giờ định nghĩa được sau câu chuyện mười năm về trước.
Một ngày, tôi đi đến trường học như bao ngày khác. Nhưng ngày hôm đó rất đặc biệt đối với bản thân tôi. Trên đường đến trường, tôi bắt gặp một em nhỏ khoảng lớp 1, lớp 2 đang lững thững đeo chiếc cặp to hơn người đến trường. Ở nông thôn như tôi, các em ấy thường phải tự đến trường vì cha mẹ còn bận rất nhiều công việc. Tôi đi chậm lại rồi dừng xe.
- Em có muốn đi nhờ không, lên đấy anh đèo?
- Dạ có ạ!

Cô bé nhẹ nhàng đáp. Tôi lai em ấy đến cổng Trường tiểu học Giới Phiên. Tôi dừng xe cho em xuống. Và một điều làm tôi ngỡ ngàng. Một em bé nhỏ nhắn, xinh xắn đội cái mũ tai bèo đứng ngang lưng tôi, xuống xe và đến trước mặt tôi khoanh tay và nhẹ nhàng nói: "Em cảm ơn anh ạ. Anh đi cẩn thận nhé!"
Rồi bé đi vào trường cùng bạn. Lúc ấy, tôi như điếng người đi. Trong người tôi có điều gì đó nghẹn đắng lại. Thì ra hai chữ “lòng tốt” mà tôi đã không định nghĩa được từ ngày ấy lại đơn giản đến thế….
***
Sắp bước vào cuộc đời với bao ngang trái bao nhọc nhằn khó khăn phía trước, tôi lại có thói quen chiêm nghiệm về những gì đã qua.
Hai câu chuyện nhỏ trên trong cuộc đời tôi có lẽ ai đó cũng đã từng trải qua. Tôi nghĩ ngợi một chút và thấy “lòng tốt” đơn giản quá! Đó chỉ là những cử chỉ quan tâm, yêu thương. Đó chỉ là những việc làm tốt, ý nghĩa.
Tôi cũng nhận ra rằng kiến thức sách vở là đúng nhưng thực tế cuộc sống đôi khi lại là ngang trái và không như vậy. Có lẽ, cô đánh rơi chiếc ví kia đang vội vã với vòng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, với tiền tài và danh vọng nên khái niệm “lòng tốt” sẽ khác chăng?
Có lẽ một em bé lớp 1 biết cảm ơn và quan tâm người khác lại khiến cho ta cần nhìn lại bản thân chăng?
Tôi nghĩ rằng dù ở đâu, làm gì, sống trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, con người ta hãy sống đúng nghĩa với hai chữ “ lòng tốt” từ những việc làm nhỏ bé nhất, như thế bạn sẽ có “Một đời đáng sống”“Không khỏi ân hận vì những dĩ vãn ti tiện và hèn đớn của cuộc sống… vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí….”

ST trên Vietnamnet.
 

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Thủ khoa 11 tuổi và bài văn điểm 10


- Ngày 21/6, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường THCS Marie Curie Hà Nội cho biết, kỳ thi tuyển sinh năm 2012 nhà trường bất ngờ với 1 học sinh khi em đạt điểm tuyệt đối hai môn Văn (10 điểm) và Toán (11 điểm). Theo thầy Khang, lịch sử mấy năm tuyển sinh gần đây chưa có em nào xuất sắc như vậy.
Em là Nguyễn Nga Nhi (SBD 711) - HS Trường Tiểu học Kim Liên. Dưới đây là bài thi đạt điểm tuyệt đối của em.

TRƯỜNG MARIE CURIE                                                     Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2012

                           ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 6 NĂM HỌC 2012-2013
                          
                                                  MÔN TIẾNG VIỆT
                                             Thời gian làm bài 90 phút

Câu 1 (2 điểm):
        a) Tìm 6 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất.
        b) Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này.

Câu 2 (1 điểm):
        Vì sao hai câu sau thuộc hai kiểu câu khác nhau về cấu tạo?
         - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa.
         - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa.

Câu 3 (2 điểm):
        Trong những trường hợp nào dưới đây, câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” là câu kể? Trong những trường hợp nào, nó là câu khiến? Vì sao?
         a) Lan nói với Huệ.
         b) Lan nói với Hồng.
         c) Hồng nói với Huệ.
         d) Hồng nói với Lan.

Câu 4 (2 điểm):
         “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.”
                                               (Bầu trời ngoài cửa sổ - Nguyễn Quỳnh)

         Nếu thay từ “đọng” trong câu thứ hai bằng một trong các từ “còn”, “vang”, “ngân” thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao?

Câu 5 (3 điểm):
        Em đã từng được ngắm thành phố vào một thời điểm nào đó trong ngày: buổi sáng sớm khi những giọt sương long lanh còn biếng lười nằm nghiêng trên phiến lá , buổi trưa khi tiếng ve râm ran gọi hè sau tán cây phượng vĩ, buổi tối khi thành phố chìm trong muôn ngàn ánh điện lung linh. Hãy chọn một thời điểm trong ngày và miêu tả lại quang cảnh thành phố khi ấy.

Bài làm
Câu 1 (2 điểm)
a) 6 từ có tiếng “mới” với nhiều kiểu cấu tạo từ nhất là:
- mới (từ đơn)
- mới lạ (từ ghép tổng hợp)
- mới toanh (từ ghép phân loại)
- mơi mới (từ láy âm và vần)
- mới mẻ (từ láy âm đầu)
- mới tinh (từ ghép phân loại)
b) “Mới tinh” có nghĩa là “còn nguyên vẹn, đẹp đẽ, sạch sẽ như lúc đầu”, còn “mới mẻ” có nghĩa là khác lạ, lí thú hơn sự việc bình thường”
Ví dụ:
- Cái áo mới tinh (không thể nói “cái áo mới mẻ”)
- Một suy nghĩ mới mẻ (không thể nói “một suy nghĩ mới tinh”)
Câu 2 (1 điểm)
- Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa.
- Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa.
Ở câu thứ nhất, vì sau dấu phẩy đặt chữ “tung” đầu tiên nên “tung” trở thành vị ngữ chính cho chủ ngữ “sóng”, “bọt trắng xóa” trở thành vật bị tác động, làm bổ ngữ cho vị ngữ “tung” nên câu đó là câu đơn nhiều vị ngữ. Ở câu thứ hai, đặt sau dấu phẩy chữ “bọt” trước chữ “tung” khiến “bọt” trở thành chủ ngữ, “tung” làm vị ngữ cho “bọt”, kết hợp với cụm chủ vị thứ nhất (sóng vỗ nhẹ vào bờ cát) tạo thành câu ghép. Chính vì vị trí của từ “bọt” trong câu khác nên chức vụ của nó cũng khác nhau và tạo thành hai câu thuộc hai kiểu câu khác nhau về cấu tạo.
Câu 3 (2 điểm)
“Lan mời Huệ vào nhà chơi”
a) Khi đó là lời Lan nói với Huệ, câu trên là câu khiến vì mục đích của người nói (Lan) là yêu cầu, đề nghị bạn làm một việc (vào nhà chơi).
b) Khi đó lời Lan nói với Hồng, câu trên là câu kể vì mục đích của người nói là thuật lại một sự việc cho người nghe (mời Huệ vào nhà chơi).
c) Khi đó là lời Hồng nói với Huệ, câu trên là câu kể vì mục đích của người nói là thuật lại một sự việc cho người nghe (lời mời của Lan).
d) Khi đó là lời Hồng nói với Lan, câu trên là câu khiến vì mục đích của người nói là yêu cầu, đề nghị người nghe làm một việc (yêu cầu Lan mời Huệ vào nhà chơi).







Toàn văn bài làm đạt điểm tuyệt đối của Nguyễn Nga Nhi
Câu 4 (2 điểm)
“Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chạo cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.”
(Bầu trời ngoài cửa sổ - Nguyễn Quỳnh)
Nếu thay từ “đọng” ở câu thứ hai bằng từ “còn”, “vang” hay “ngân” đều không thể hay bằng vì tuy đều diễn tả rằng vẫn còn lại tiếng chim nhưng mỗi từ lại có một sắc thái khác nhau. Nếu sử dụng từ “còn”, câu văn chỉ đúng mà không có hồn, không có cảm xúc của Hà với tiếng chim. “Ngân” và “vang” tạo cho câu văn thêm cảm xúc lắng chìm lại, chỉ đến rồi lại vụt đi. Chỉ riêng từ “đọng” là thể hiện rất rõ cái âm thanh đang lưu lại giữa bầu trời, lắng lại giữa khoảng không và hình như lắng cả vào lòng của Hà. Đặc biệt, từ “đọng” đã tạo nên một phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác rất mới mẻ: “đọng” gợi cho ta nghĩ đến một thứ chất lỏng, vậy mà giờ lại được lấy để miêu tả âm thanh, khiến ta cảm giác âm thanh đó như những giọt nước mát lành, thấm đẫm vào bầu trời, thấm đẫm vào tâm trí, vào cảm xúc của Hà, của tác giả. Từ “đọng” đã tạo cho câu văn cái hồn rất mới, rất hay, rất sống động mà các từ ngữ khác không sao thể hiện hết được.
Câu 5 (3 điểm)
Nếu hỏi ai rằng: “Bạn thích thời điểm nào nhất trong ngày?” thì khó ai đoán được câu trả lời sẽ ra sao. Buổi sáng, buổi trưa hay buổi tối? Nhưng nếu hỏi tôi đây, câu trả lời sẽ là: buổi tối.
Giữa những ngày hè oi ả thế này, còn gì tuyệt hơn là một buổi tối gió lộng. Không cần phải chờ lâu, chỉ cần nhìn thấy ánh mặt trời đỏ ối buổi hoàng hôn sắp tắt, những cơn gió đã lộng hành khắp phố phường, tràn vào những căn nhà mở cửa. Mặt trời đã thiếp đi ở nơi đâu xa lắm, vậy mà một mảng trời phía tây vẫn còn vương vất những sợi tơ đỏ của ánh chiều tà. Những ánh đèn điện sáng rực dần thay thế cho mặt trời. Những đại lộ rộng thênh thang như dát vàng ánh sáng đèn điện, đông nghịt người xe. Giờ tan tầm ai cũng vội vã, hối hả trở về nhà. Tiếng còi xe, tiếng nói, tiếng cười tạo nên một bản hòa tấu của đô thị phồn hoa. Bên cái ồn ã thường nhật ấy, tôi lại yêu hơn cả khung cảnh quanh hồ gần nhà tôi. Màn đêm u tối đắp chiếc chăn dạ đen cho mặt hồ phẳng lặng. Những chị liễu vẫn nghiêng mình bên hồ nước trong xanh, chải chuốt mái tóc dài của mình như một cô thiếu nữ. Hàng bằng lăng tím biếc cũng thiếp đi, mặc cho có tiếng nói, tiếng cười của người qua lại. Gió khẽ len qua những vòm cây, cất cao tiếng hát vi vu vi vu như lời ru nồng nàn tha thiết của người mẹ đưa đàn chim bé nhỏ vào giấc mơ hồng. Những chú chim non thu đầu vào lông vào cánh, cố che đi ánh đèn điện đang tràn lan khắp muôn nơi. Giọt sương nào vừa mới kết tinh lại trên chiếc lá xanh, vô tình rớt trúng chú chim non làm tiếng hót líu ríu giật mình vang lên, rồi lại mệt mỏi thiếp đi sau một ngày múa ca bay nhảy. Khung cảnh thanh bình đứng bên vẻ sôi động của đô thị mới đẹp đẽ làm sao!
Nói đến đêm là nói đến trăng sao, vậy mà buổi tối trên Thủ đô thân yêu lại ít ai nhớ rằng có một con thuyền nhỏ đang trôi giữa dòng Ngân Hà vắt ngang bầu trời. Trong ánh điện lung linh dát vàng dát bạc cho con đường, hiếm ai nhận ra dòng trăng đang hòa vào ánh sáng rực rỡ ấy. Trăng chỉ dành cho các bà, các ông, cho đám trẻ thơ đang múa hát đón chị Hằng mà không sao quen được với sự tất bật của người thành thị. Trăng e ấp sao những mái nhà cao, in bóng trên mặt hồ như để ai dành tình cảm cho trăng đều có thể trông thấy. Trăng không làm lung linh thêm cho cảnh vật ở phố phường như trăng làm cho tôi và cho đám trẻ trong khu như thấy được sự êm ả, hiền dịu giữa chốn phồn hoa.
Không quá ồn ã mà cũng chẳng quá tĩnh mịch, vừa sôi động lại thật êm ả, thanh bình, đó chính là buổi tối trên thủ đô Hà Nội thân yêu.

ST trên VietNamNet.




Cô gái đến từ hôm qua

Và rồi ta hứa sẽ quay trở lại,
và một ngày mai như hai người bạn
Một ngày đã quên tất cả lại nhớ về nhau
cùng năm tháng còn ấu thơ

Và ngày hôm nay anh như đứa trẻ
của ngày hôm qua xa xôi tìm về
Lời thề tựa như ánh lửa sưởi ấm lòng anh
như chính em, cô gái đến từ hôm qua

Tình yêu đầu trôi xa dư âm để lại
Và nếu thuộc về nhau em sẽ trở lại
Và anh được thấy hoa rơi như cơn mưa tươi thắm những con đường

Dường như là vẫn thế em không trở lại
và mãi là như thế anh không trẻ lại
Dòng thời gian trôi như ánh sao băng trong khoảng khắc của chúng ta
Nhiều năm xa hạnh phúc anh muốn bên em

Cuộc đời này dù ngắn, nỗi nhớ quá dài
Và cũng đã đủ lớn để mong bé lại
Như ngày hôm qua ...


P/S: Đồng cảm với bài Niệm khúc cuối của bạn Hùng đăng 

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

thanh qua cua nuoc ngot cho Truong sa

Tien ung ho da den noi can ung ho,nhung nghia tinh que huong da den voi bien cuong

cong trinh dao Da Tay

Hom di hop lop, co nang dong danh bao rang vi ong toi da mat 10.000dong ung ho Truong sa. Va day la mot phan tien cua ban o giua dai duong,noi bien cuong To Quoc.

Niệm Khúc Cuối - Lê Hiếu





Niệm khúc cuối

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió có gió lạnh đầy
Có tuyết bùn lầy có lá buồn gầy
Dù sao, dù sao đi nữa tôi cũng yêu em.

Tựa vai nhau cho nhau yên vui ấm áp cuộc đời
Tìm môi nhau cho nhau giã nát giã nát tim đau
Vừa đôi tay ước muốn tù đầy
Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu
Nhìn em nhìn em giây phút muốn nói yêu em.

Xin cho tôi tôi như cơn ngủ
Ru em đưa em một lần
Ru em vào mộng, đưa em vào đời
Một thời yêu đương.

Cho tôi xin em như gối mộng
Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng.

Dù mai đây ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước có ước ngàn lời,
Có trách một đời, cũng đã muộn rồi
Tình ơi, dù sao đi nữa xin vẫn yêu em

goc anh cua 2 pho nhay Doanh va Thanh




Chang hieu sao vao day ma kng danh duoc chu cho ra hon,dua may tam anh cua Doanh de moi nguoi ngam nha:

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Ký sự họp lớp (phần 5)

Đêm lửa trại 9/6 thành công hơn cả mong đợi, bạn Doanh trong vai trò của MC dẫn dắt cuộc vui rất ấn tượng (một tài năng giờ mới thể hiện).

Lửa cháy rất to cùng với tiết trời oi bức làm mọi người cùng đổ mồ hôi, áo dính bết vào người; nhưng tất cả đều vây quanh ngọn lửa nhiệt tình ca hát, nhảy múa. Rượu vang, bia được rót đầy các cốc; men rượu bia không làm ai say, các thành viên 12A12 còn mải say trong tình cảm của 23 năm từ khi mới là lớp 10B8.

Các giọng ca hết sức chuyên nghiệp thay nhau thể hiện: Mr Doanh, Mr Toàn, Mr Quốc Trường, Ms Bùi Lý, Ms Ngọc Dung, Ms Hải Hà, Ms Thanh Mai,... ; thực sự rất hay! Đặc biệt là màn trình diễn đầy tâm trạng của Mr Ng Ngọc Anh với bài Phượng Hồng (...Giữa giờ chơi, mang đến lại mang về...).

Có nhiều đồ để nhấm nháp:  vải, mận, mực nướng, lạc luộc. Nhưng đặc sắc phải là món khoai nướng, tranh nhau vừa thổi vừa nhai cả than củi; không biết bạn nào nghĩ ra việc mang khoai đi, chỉ tiếc là quá ít làm một số bạn không được thưởng thức.

Đêm lửa trại không thể kéo dài thêm như mong đợi của tất cả thành viên (do quy định của nhà khách), nhưng chắc chắn đã tạo một kỷ niệm khó quên cho tất cả những đoàn khách đến khu 295 nghỉ trong đêm 9/6 này.

Mọi người thu dọn đồ đạc trong tâm trạng luyến tiếc. Có bạn hô “Đi tắm tiên!”, nhưng hóa ra chỉ là báo động giả, làm tôi mừng hụt !

--

Cánh nam giới vẫn ham chơi, rủ nhau ra khu 1 xem trận Đan Mạch – Hà Lan. Các bạn Bùi Lý, Trà Giang, Hải, Thanh Mai, Lê Hoa cũng hào hứng cùng đi.

Ngắm nghía một lúc mới chọn được một quán ngay sát đường ven biển tương đối rộng và thoáng, chỉ có điều cái TV hơi bé lại nhiều ruồi. Triển khai quân số ra vài cái bàn, chỉ gọi mấy chai bia, còn tất cả đồ ăn là chị em mang theo. Ngồi được một lúc thì các bạn Bùi Lý, Trà Giang, Lê Hoa phải quay về nhà khách do các bé không chịu ngủ khi thiếu mẹ.

Đa số các bạn nam chỉ hào hứng trong hiệp một, thời gian tiếp theo là chống lại cơn buồn ngủ, chờ trận đấu kết thúc. Ngồi ở đây gió rất mát, hoạt động cả chiều nhảy múa hò hét cả tối, cảm giác muốn ngủ rất khó cưỡng; tôi phải nhai và uống liên tục mới duy trì được trạng thái tỉnh táo để xem hết trận đấu.

Trong tất cả những người ngồi đây, bạn Hải đúng là một Fan bóng đá chuyên nghiệp, bạn theo dõi chăm chú, biết tên tất cả các cầu thủ trong tuyển Hà Lan; trong khi tôi chỉ phân biệt được 2 đội nhờ màu áo :)

--

Trận đấu kết thúc, ai về chỗ nấy. Trong phòng mấy thằng bọn tôi, ông Đình Trường hăng hái chuyển kênh, chỉnh ăng ten chờ trận Đức - Bồ; ông Kiên lôi iPad ra đọc tin trong lúc chờ trận đấu, chưa đầy 5’ iPad trượt từ tay xuống bụng :). Chắc cũng chỉ khoảng 5’ sau tôi cũng ngủ luôn.

Giấc ngủ bị ngắt quãng nhiều lần, ông Thanh nằm cạnh tôi thỉnh thoảng lại nghiến răng kèn kẹt, chắc mơ đang gặm cái chân nào đó. Chỉ có ông Hưng mít ở lại phòng ngủ được một giấc trong lúc ae đang xem trận 1, giờ tỉnh táo thức xem trận 2 một mình; thỉnh thoảng Hưng mít hô to làm tôi tỉnh dậy, hé mắt nhìn lên màn hình thấy lờ mờ mấy thằng đang chạy, cũng hô lên “Hay quá!” rồi ngủ tiếp.

Sáng hôm sau, khi thức dậy đã thấy bạn An cùng bạn Ng Ngọc Anh đi dạo biển từ hồi nào; thủ lĩnh Hưng mít thì dậy còn sớm hơn, phi xe về HP để chủ trì lễ hội ‘Hoa phượng đỏ’. Mặc dù giấc ngủ không đầy đủ nhưng không hề thấy mệt, không khí ở biển thích thật.

Bữa ăn sáng bắt đầu, món bánh đa cua rất ngon, làm mỗi thằng chén 2 bát. (nhiếp ảnh gia Quang Thanh)


Nhat ky hop lop (phan tiep)

Tôi xin lỗi là do lu bu quá nên chắc chị viết nốt đoạn này thôi. Thêm vào đó Bạn Hiếu đã post đủ các diễn biến đi kèm với hình ảnh lung linh làm minh họa rồi. Các bạn chắc cũng đã thỏa nhãn và thỏa lòng rồi. Tôi viết nốt đoạn đầu trong hành trình họp lớp của tôi thôi.  Cám ơn Ban Tổ chức nhiều nhiều. Tôi hy vọng sẽ còn được tham gia họp lớp như vậy nữa để biết đâu chúng ta sẽ tiếp tục có nhà văn mới.

----------------------------------------
Tôi đành uốn ba tấc lưỡi năn nỉ Hà về đàm phán với bố mẹ Hà. Nàng hứa và thông báo sẽ gọi lại. Đợi tiếp . Trong thời gian chờ đợi vác máy gọi Ngọc Anh, trên blog thấy nàng cũng nhiệt tình lắm. Nhưng  chắc tôi mải vênh vang không xem giờ đẹp để đi họp lớp hay sao ấy mà Ngọc Anh sau một hồi a lô a la lại tiếp tục thông báo không thể đi được vì bà giúp việc nghỉ do phải vào viện trông con gái. Ôi, lý do này cũng “nặng ký” chẳng kém lý do của Hà. Tôi thấu hiểu cái sự “ không có người giúp việc” là thế nào lắm rồi. Đầu năm vừa rồi cả tháng liền tôi không hề biết tới ti vi buổi tối là gì, cứ về nhà là cắm đầu cơm nước, dọn dẹp, phơi đồ, ủi đồ.. vậy mà tối nào cũng tới 11h khuya mới đi ngủ do người giúp việc về quê ăn Tết. Thuyết phục mãi, cuối cùng tôi đành chào thua. Lòng thầm nghĩ “ Nhóm bạn thân ngày xưa, khéo chỉ còn mình và Hải đi mất”. Buồn. Tôi đã tính vác cuốn truyện mới mua ra đọc cho hết buổi tối.
Nhưng cuối cùng, buổi tối cũng không quá “thảm thương” như tôi nghĩ. Hà gọi điện và rủ đi cà phê. Tôi vui vẻ đồng ý và cấp tốc “đóng bộ” đi gặp nàng. Địa điểm được chuyển từ quán cà phê sang Top roof bar  đường Lý Thường Kiệt, ở lầu rất cao và nhìn được khắp Hà nội lung linh ánh đèn vào buổi tối. Chúng tôi đã ngồi buôn rất nhiều chuyện và vui nhất là sau một tối kể những câu chuyện xưa cũ, bạn Hà đã quyết định sẽ đi họp lớp.  Tạm biệt Hà , trở về khách sạn chui vào chăn ngủ, tôi lại thấy mình vẹn nguyên tâm trạng háo hức ban đầu. Ngủ rất ngon.

PHẦN II . Lên đường thôi ..

Trong Nam có tôi và bạn Kiên nên cả hai đứa đã đã hẹn với nhau sẽ cùng về Hải Phòng, giờ thì có thêm bạn Ngọc Anh (nam) và Hải Hà nữa.
8h sáng, điện thoại reo. Điện thoại của Kiên và hẹn 10h sẽ đi cùng.
8h30 bạn Kiên lại báo bạn Ngọc Anh phải đến tận 11h30 mới đi được. Ôi, không. Thế thì có mà chạy sô mất. Mệt chết.  Kệ các ông.
9h bạn NhaTan rủ về bằng tàu hỏa. Thôi rủ ngược bạn ấy đi ô tô về. Thế là tôi bắt đầu cuộc hành trình đón và đợi. Đầu tiên là đón bạn NhaTan, đường Tôn Đức Thắng (không biết có chính xác không nhỉ??) thẳng tiến. Bạn NhaTan thì rất nhanh, chỉ đợi khoảng 10 phút. Bạn đây rồi. NhaTan leo lên xe việc đầu tiên là thông báo suýt không đi được vì con ốm. Rất chia sẻ với bạn. Việc tiếp theo là thông báo bạn Hùng không đi được với một lý do mà ở tư cách người ngoài đánh giá như tôi là …. Lãng xẹt - Phải làm tài xế cho đám cưới.  Vụ này thì dứt khoát không được. Tôi tràn đầy phẫn nộ. Ai là người hăm hở nhất.. nhất đấy nhỉ? Ai là người post bài hoành tráng nhất cổ động không ngừng nghỉ? Sự nhiệt tình chỉ kém Ban tổ chức có tí xíu thôi chứ mấy. Tôi nhấc máy gọi điện tính “ tổng sỉ vả” nhưng không thấy ai nhấc máy. Tôi với NhaTan đành  tiếp tục “tám” trên đường di chuyển sang nhà Hải Hà để đón bạn ấy.
10 giờ, điện thoại reng’ Tội đồ” đây rồi, với một giọng đầy ngái ngủ, hắn ta  thông báo không đi được vì lý do phải đi đám cưới. Tôi tức muốn nổ mắt mà cũng chỉ cằn nhằn được vài câu. Kết cuộc là vẫn không đi.

Tới nhà Hải Hà, giờ mới là công cuộc đợi. Vứt một túi đồ xuống xe, nàng nhắn nhủ mấy câu rồi biến đi đầu mất, báo hại tôi với NhaTan ra sức tám ..tám..và tám, vẫn chẳng thấy tăm hơi nàng đâu. Cuối cùng phải gọi điện thoại, nàng xuất hiện, leo lên xe. Giờ thì mới chính thức bắt đầu đi họp lớp.

Xe bon bon nhằm hướng Hải Phòng thẳng tiến. Bạn Hà sau khi yên vị trên xe cũng giống tôi lập tức thống kê xem ai đi ai ở. Và ngay lập tức với thông tin của NhaTan, sự vắng mặt của ông Hùng cũng gây sự phẫn nộ, chẳng kém gì tôi. Giờ mới là lúc ông Hùng .. tiêu đây này. Tôi đã biết khả năng ..xử lý ngôn ngữ của bạn Hà ở trình độ siêu thế nào rồi. Và đúng như tôi dự đoán, bạn Hà đã giúp tôi giảm bớt được cái sự tức anh ách từ sáng đến giờ. Nhấc điện thoại gọi ông Hùng giùm bạn Hà, đoạn đầu câu chuyện là sự cười hỉ hả, sung sướng của tôi và NhaTan. Đoạn sau là chép miệng “ Tội nghiệp ông Hùng”. Nhưng phải công nhận là bạn Hà nói đúng.. không chê vào đâu được. Câu nói mà ông Hùng vẫn nhớ đó.
Tới Hải Phòng đã hơn 12h trưa. Trước hết phải cám ơn vợ chồng bạn Lê Hoa đã rất nhiệt tình mời cơm trưa cho lũ  ở xa chúng tôi, thật chu đáo. Bạn Lý đã ra tận đầu ngõ để đón giữa trời năng chang chang. Quả tình chúng tôi rất xúc động với tấm lòng của các bạn. Phần ở nhà bạn Lê Hoa thì đã có bạn Hiếu post. Tôi chỉ ghi lại những gì theo cảm nhận của riêng tôi thôi nhé. Thứ nhất là tôi lần đầu tiên tôi được ăn món lẩu gà chọi mà theo thông tin nhận được là do phu quân của bạn Lê Hoa  nấu và mới biết thêm là món xào là do bạn Trà Giang đảm trách. 
 Phần sau này, các bạn đã kể chi tiết hết rùi. Tôi đành xin phép kết thúc ở đây, chỉ xin thông báo kết quả thu lượm của riêng tôi: 
1. Có được một buổi họp lớp đầy kỷ niệm., quên mất là mình đã ở U 40, nhất là lúc buổi tối đốt lửa trại tất cả đã đứng dậy kết vòng tròn, hát tới 5 lần bài " nối vòng tay lớn" cộng hai lần bài " Hãy hát lên nào" mà không thấy chán. 
2. Phát hiện ra các bạn gái lớp mình thật chu đáo, đặc biệt là các bạn trong Ban tổ chức với kho thực phẩm đầy sung túc. Các đấng phu quân của các bạn thật nhiệt tình đặc biệt là phu quân bạn Lý và Bạn Lê Hoa.
3. Có hai bạn gây cho tôi ngạc nhiên lớn nhất là bạn Doanh"già " (nhưng giờ bạn không già nữa) và bạn Lê Hoa, các bạn thay đổi đầy tự tin khiến tôi rất bất ngờ. Bạn Doanh với khả năng MC, và bạn Lê Hoa với khả năng kể chuyện cười. (chuyện tiếu lâm hẳn hoi nhé) và khả năng chỉ huy dàn mầm non thế hệ tương lai. 
4. Được xem màn trình diễn đồ bơi của các " chàng trai " 12a12.. miễn phí > Phần bikini thì bạn Hiếu khen hết lời nên tôi không nhắc lại nữa
5. Được gặp một số bạn sau đúng 20 năm như bạn Hằng, bạn Thanh Hoa, bạn Quân..
6. Thích nhất màn rủ rì như đôi chim bồ câu của vợ chồng bạn Trường
7. Rất thích sự nhiệt tình, thoải mái của vợ chồng bạn Thanh Mai, tôi rất thích nói chuyện với 2 vợ chồng bạn, thấy cách tiếp cận, đối mặt với mọi vấn đề cuộc sống rất nhẹ nhàng. 
8. Hơi buồn vì làn da Châu Á của tôi có vẻ chuyển sang hơi hướng Châu Phi. À mà không.. giống ngựa vằn (giống nhận xét của một bạn)  

Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi..

Ký sự họp lớp (phần 4)

Tâm điểm của buổi họp lớp: LỬA TRẠI



Đào ngũ trước khi ra Trường Sa

CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG “ĐÀO NGŨ” KHỎI TRƯỜNG SA VÀ XUẤT XỨ DÀN ÂM THANH TRÊN TÀU HQ-936

Posted by Mai Thanh Hải on 02/05/2012
Mai Thanh Hải – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung người thấp, nhưng to ngang lịch bịch rất ngộ.
Hôm đầu tiên vào Nhà khách Vùng 4, mình hơi bị ngạc nhiên khi thấy 1 ông già chưa đến, trẻ đã qua, đầu hói bóng lọng, chân ngắn tũn cứ quần đùi, áo ba lỗ, không dép chạy loăng quăng khắp 4 tầng cầu thang, dưới sự… kính trọng, e sợ của 1 Thiếu tướng Quân đội và 1 Đại tá Công an, cùng khối người khác nghiêm trang comple, ca vát ra dáng quan chức.
Hỏi cu Hưng, Trợ lý Dân vận của Vùng 4, Hưng ghé tai thì thầm: “Đấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tham gia Đoàn Công tác ra Trường Sa!” và cung cấp thêm: Thiếu tướng Quân đội là Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Đại tá Công an là Giám đốc Công an tỉnh cùng 1 số lãnh đạo Sở ngành, báo chí trong tỉnh, văn công đoàn Ca múa nhạc Bình Dương…
Chủ tịch Cung trong buổi họp đoàn ra Trường Sa
Ớ! Thế là Đoàn khách dân sự đầu tiên của mùa ra thăm Trường Sa này, oách quá rồi: Chủ tịch UBND tỉnh dẫn vài chục người ra thăm Trường Sa, với mấy cái xe ôtô từ 7 chỗ đến 40 chỗ, xe nào cũng dán băng rôn to phạc, chữ vàng chóe trên nền đỏ: “Đoàn tỉnh Bình Dương thăm và làm việc tại Trường Sa” và thành viên của Bình Dương đi lại trong Nhà khách, ai cũng giậm chân uỳnh uỵch, ưỡn ngực, mặt vác lên hiên ngang.
Mấy ngày ở Nhà khách, đợi thời tiết tốt để xuống tàu ra đảo, càng thấy nể Bình Dương “lắm tiền nhiều của”.
Này nhé: Suốt ngày nhậu nhẹt, toàn rượu ngon và mồi thửa, mang từ Bình Dương, chất đầy trong xe ca 40 chỗ; các ca sĩ – diễn viên – nhạc công trong Đoàn Ca múa nhạc của tỉnh, chả kể sáng chiều vác loa đài ra hành lang, tập luyện hát múa cứ rộn ràng, oang oang như bắt người nghe phải nhảy.
Văn công bất đắc dĩ
Chờ đến ngày thứ 3, thấy Chủ tịch Cung có vẻ sốt ruột, cứ chân đất, áo may ô chạy huỳnh huỵch từ trên xuống dưới, từ sân ra biển, cho dù anh em Hải quân chiều hơn chiều vong, bố trí cho riêng 1 buổi chiều thăm nghía trong tàu Lý Thái Tổ mới nhập về, ăm ắp vũ khí đạn dược, trang thiết bị hiện đại.
Đến ngày thứ 4 thì đúng là… vỡ trận. Buổi tối, đang thiu thiu trong phòng, bống thấy chiêng trống dập ầm ầm, cả bọn bực quá định thò đầu ra rủa: “Bọn điên, ngủ đi” mới tẻ ngửa là Đoàn Bình Dương đang nhậu nhẹt, làm lễ chia tay để sáng mai… vào lại Bình Dương.
Mình lại thấy Chủ tịch Cung chân ngắn, quần đùi, áo ba lỗ lạch bạch không dép từ bàn này sang bàn nọ, hô: “Chia tay! Dô! Dô!”. Cánh Hải quân, từ lãnh đạo Quân chủng đến Vùng, mặt dài như cái bơm, thi nhau thuyết phục: “Có lịch phê duyệt từ Chính phủ xuống Bộ, Quân chủng, anh đợi 1-2 ngày nữa thời tiết tốt, rồi xuất phát!”. Chủ tịch Cung vẫn ngúng nguẩy cái đầu hói: “Hông! Tôi phải zìa để mấy ngày nữa đi Nhựt Bổn!”.
Cánh Hải quân quen kỷ luật, mặt xạm lại nhưng vẫn nín nhịn: “Nếu không thì anh để Đoàn ở lại, nhất là Văn công để phục vụ bộ đội!”. Cung Chủ tịch vẫn: “Hông! Hông! Tui zìa thì chúng nó phải zìa!”.
Nhạc công bất đắc dĩ
Và sáng sớm hôm sau Đoàn Cung Chủ tịch về thật, mấy cái xe chất đầy người, ai nấy mặt buồn xo tiếc nuối, trên xe vẫn chật cả trăm lít rượu ngâm và đồ nhậu, bên thành xe vẫn sót lại mảnh giấy của bảng khẩu hiệu: “Đoàn tỉnh Bình Dương đi thăm và làm việc tại Trường Sa”, cậu lái xe mới bóc, vì xấu hổ.
Cũng sáng hôm sau, Bình – Chính trị viên tàu HQ-936 mặt tái dại, thì thầm với mình: “Văn công về, dàn âm thanh của họ cũng về, lấy gì phục vụ trên tàu vài chục ngày bây giờ?”.
Chết thật! Chuyến đầu tiên của năm, các đảo đã biết có Đoàn ra, có cả văn công miền Nam phục vụ, sau nửa năm giời không có bóng con gái, nên rộn ràng, háo hức lắm. Bây giờ, để lính thất vọng, biết ăn nói ra sao?..
Thêm nữa, đằng đẵng bao nhiêu đêm trên biển, cũng phải văn nghệ văn gừng – giao lưu và chiếu phim, mở nhạc về biển đảo, đặc biệt là 2 Lễ Tưởng niệm các Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma – Cô Lin, DK1 lấy đâu ra dàn âm thanh, đàn nhạc đáp ứng?..
Đoàn Bình Dương hát múa chia tay bộ đội Trường Sa tại… Nhà khách Vùng 4
Mình hỏi Bình: “Tàu mình không có gì à?”. Bình lúng búng: “Cũng có loa đài để tuyên truyền đặc biệt, nhưng hôm rồi ampli bị hỏng, chưa xin chữa được” và hớt hải chạy lên Phòng Chính trị, mướt mát mồ hôi nửa ngày, mới xin cấp phát được cái đài Tàu chạy đĩa CD bé tý, loa rè như đập mẹt.
Thế là mệt rồi!. Khái niệm “tuyên truyền đặc biệt” của Hải quân Vùng 4, không chỉ dừng lại ở việc đến đảo nào, phát đĩa giới thiệu về đảo ấy (dĩ nhiên là phải kèm theo “thành tích chiến đấu anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam”, hi! hi!..) mà còn để phát loa cảnh báo, đẩy đuổi lũ tàu Trung Quốc xâm nhập vào hải phận Tổ quốc, trước khi đâm ủi chúng chạy te tua…
Các tổ trong Đoàn công tác cấp tốc họp. Phương án được thống nhất: Tất cả chị em, tuy nhừ như “đăng ký hộ khẩu trong nồi áp suất”, toàn làm nghiên cứu nhưng cũng phải học thuộc một số bài hát in gấp trên giấy A4, trong tiếng ghi ta đệm phừng phừng và lời nhạc từ… điện thoại di động, để lên đảo giao lưu, phục vụ chống cháy bộ đội.
Không chỉ chị em, mà ngay các anh em cũng phải học hát để “phát động phong trào” cùng chị em và lính đảo, vốn thiếu vắng tình cảm nửa năm nay.
Thế là từ chiều ấy, cả boong trên boong dưới, phòng trong phòng ngoài, đi đâu cũng gặp các thành viên trong Đoàn cúi gằm mặt vào giấy, lẩm nhẩm hoặc rống lên hát, nhạc sai be bét, rất ngộ…
Chính hiệu: Đội Văn nghệ xung kích
Thế nhưng, vẫn còn âm thanh?.. Cả lính tàu lẫn Chính trị Vùng, cứ thở dài thườn thượt… Thôi đành!.
Mình gọi điện cho anh Nguyễn Xuân Quang, thành viên HĐQT Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO ở mãi tít Biên Hòa, Đồng Nai kể câu chuyện của HQ-936.
Anh Quang vốn lính Quân khu 7, mới nghỉ hưu và làm thêm kinh tế, mới nghe qua đã quyết: “Gì chứ, bộ đội Trường Sa thì ủng hộ ngay” và nhắn mình: “Có tiền cứ ứng hoặc vay tạm đâu đấy, anh sẽ gửi vào Tài khoản trả sau!”.
Vẫn chưa đủ tiền, bởi gọi điện ra Hà Nội hỏi Phú (người bạn làm trong ngành âm thanh – hình ảnh đã ủng hộ đầu DVD-KARAOKE cho Trạm Biên phòng Mã Lủng Kha, Lũng Cú, Hà Giang và chỉ giúp mình mua cả dàn tặng Trạm) và bấm ngón tay tính toán: Vẫn thiếu, bởi ít nhất là phải 15 triệu đồng.
Lại ngập ngừng sờ đến điện thoại, hiện ngay số của anh Thanh – Một doanh nghiệp Xây dựng ở Tuyên Quang. Cũng giống anh Quang, nghe qua chuyện, anh Thanh ngắn gọn: “Anh góp 3 triệu, gửi sau!”.
Chị Chi, Dầu khí Nam Côn Sơn dạy hát cho từng người
Lại lẩn mẩn điện thoại cho chú Sơn – Cũng làm doanh nghiệp Xây dựng bên Đông Anh. Chú Sơn đang trốn vợ lọ mọ phượt… nửa mùa ở Hà Giang, vừa thở vừa quyết: “Em góp 2 củ, cũng gửi sau!”…
Oái! Ấm rồi!. Sáng hôm sau, chiếc xe Uoát của Lữ tàu 162 mang danh “mới và hiện đại nhất Vùng 4″, ậm ạch chở mình và Bình ra Nha Trang mua sắm dàn âm thanh tặng tàu HQ-936.
Chọn lựa, so sánh và ngắm nghía mãi rồi cũng chọn được đồ cho HQ-936 hoạt động trên biển: 01 tivi 29inch; 01 ampli; 01 đầu DVD – KARAOKE; 01 đôi loa thùng; 2 micro… chật hết cả xe Uoát.
Đến đoạn tính tiền, hơi ngỡ ngàng khi số tiền lên đến 17 triệu. Thôi! Góp tý cho bộ đội mình thì cũng có sao. Lật đật rút thẻ ATM, lạch xạch cắm vào rút ra, cũng chỉ tròn… 12 triệu và “SỐ TIỀN TRONG TÀI KHOẢN ĐÃ HẾT”.
Mặt mình lúc này xanh hơn cả Bình, đang thì thào trong nuối tiếc: “Hay mình trả lại thứ nào đấy, anh nhỉ?”.
Có dàn âm thanh nghe nhìn rồi, sướng quá
Ơ! Sao vậy được. Lại rút điện thoại gọi anh Nguyễn Thanh Bình, EVN Khánh Hòa tiếp cứu, anh Bình mang ra cho “vay nóng” 3 triệu, cộng thêm 2 triệu vay của em Lanh-CĐ Ngân hàng VN. Thế là đủ.
Mấy anh em rung rinh sướng, chở thẳng xe thiết bị, về cất ngay trong tàu.
Và chuyến đi của chúng mình ra Trường Sa hôm ấy, dù bão gió, dù chả có Văn công văn keo nhưng đến đâu cũng rộn ràng, thánh thót cả vùng biển, những lời hát về biển đảo, Trường Sa…
Và chuyến đi của mình, thiêng liêng gấp bội khi dừng trên vùng biển Gạc Ma – Cô Lin, DK1 làm Lễ Tưởng niệm những người lính ngã xuống, trong tiếng nhạc trầm hùng, giọng loa xướng tên các anh sang sảng…
Tự dưng cứ nghĩ: Bao năm nay, khẩu hiệu “Cả nước vì Trường Sa” đã thành mệnh lệnh từ trái tim của những người Việt. Những người lính đảo canh giữ Trường Sa nhận được nhiều lắm. Thế nhưng, cũng đừng quên rằng để ra với Trường Sa, người ta phải đi trên tàu và bảo vệ Trường Sa cũng là những con tàu đó…
Vẫn phải trao quà, tượng trưng thôi vì rất nặng
Và những gì mà anh Quang, anh Thanh và chú Sơn – Những người chưa bao giờ được đặt chân xuống tàu, ra với Trường Sa – giúp cho tàu HQ-936, chẳng phải là điều để ta thấm thía hơn, về khẩu hiệu: “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”…
Mình về đất liền, tàu HQ-936 lại tất tưởi quay mũi, đón Đoàn khác ra Trường Sa, tiếp “mùa đón khách” có khi gần chục Đoàn liên tục trong vài tháng biển lặng.
Hôm rồi, xem hình thấy mấy nhà sư giao lưu trên HQ-936, tay cầm micro không dây nói chuyện, mừng vô kể, muốn gọi anh em mình xem “thành quả thực”, với bộ đội Trường Sa, nhưng toàn ò e í, chắc đang lụi hụi đất đá kiếm tiền.
Ra với Trường Sa, không bao giờ người ta nói đó là chuyến đi chơi, tùy hứng mà bao năm nay đều gọi là “thăm và làm việc”. Cái tùy hứng bỏ chuyến làm việc, kéo cả Đoàn phải về của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, theo cách gọi của bộ đội, chính xác là đào ngũ. Nhưng cũng may mà Chủ tịch Bình Dương Lê Thanh Cung… đào ngũ khỏi Trường Sa, mình mới có cơ hội sắm cho HQ-936 cái để nói, để xem và bao nhiêu người cùng thấm thía cái câu: “Nghĩa tình biển đảo”.
Chuyện này có thật, ai xuống Quân chủng Hải quân, vào Vùng 4 hay ra Trường Sa trên HQ-936, cứ hỏi là bộ đội biết ngay. He! He!..
———————————————————————————————————————
Hóa đơn

Lại hóa đơn
Quá thích khi được hát karaoke ngay trên biển Trường Sa
Dán mắt vào màn hình
Đi ca xong, háo hức chọn bài để thử giọng hát ngay
Phục vụ Lễ Tưởng niệm trên vùng biển Cô Lin – Gạc Ma
Lễ Tưởng niệm trên vùng biển DK1

Cảnh báo táo Trung Quốc!

Việt Nam truy táo cực độc từ Trung Quốc

 – Trước thông tin táo Fuji của Trung Quốc được trồng theo công nghệ độc hại (dùng bọc nhựa bên trong có chứa thuốc trừ sâu để bọc táo), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết Cục đã chỉ đạo lấy mẫu táo ở Hà Nội và TPHCM để phân tích.
 
Trước thông tin táo Fuji của Trung Quốc được trồng theo công nghệ độc hại, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết Cục đã chỉ đạo lấy mẫu táo ở Hà Nội và TPHCM để phân tích xem có chứa các chất độc hại hay không (Ảnh minh họa: Internet)
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thông tin: Loại táo được trồng theo công nghệ độc hại mà báo chí vừa đưa là loại táo Fuji, được trồng tại Sơn Đông (Trung Quốc). Loại táo này có nguồn gốc từ Úc, được ưa chuộng bởi giòn, thơm, ngọt, được xuất khẩu sang nhiều nước.

Bằng công nghệ dùng bọc nhựa bên trong có chứa thuốc trừ sâu để bọc kín táo từ lúc xanh cho tới lúc chín, loại táo này được xác định là rất độc hại.

Theo ông Hồng, phía Trung Quốc cũng đã thông báo họ tìm thấy 2 chất cấm độc hại trong túi bọc táo tại một số nhà máy sản xuất. Đó là thiran - một loại thuốc diệt nấm độc hại và asen- thạch tín.
Hai chất này tồn tại trong túi bọc dưới dạng bột. Chất bột được dùng trong các bọc nhựa có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa.

Hiện nay, loại táo Fuji này hiện diện rất phổ biến ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, ngay sau khi có thông tin về loại táo trên, cục đã chỉ đạo kiểm tra loại táo Fuji chặt chẽ hơn ở các cửa khẩu.

Ngoài ra, hai trung tâm kiểm nghiệm và khảo nghiệm thuốc BVTV của Cục lấy ngay mẫu táo hiện có ở Hà Nội và TPHCM, kiểm tra hai chất mà Trung Quốc thông báo để xem hai chất độc này có trên táo của nước này đang bán ở Việt Nam hay không.

“Kết quả kiểm tra sẽ có vào ngày 22/6 tới”, ông Hồng nói.

Hiện nay, mỗi năm táo Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn khoảng 100 ngàn tấn.



ST trên VietNamNet.


Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Ký sự họp lớp (phần 3)


Có rất ít vùng biển có nhiều Dã tràng như Đồ Sơn; từ khu 1 dến khu 3, nơi đâu cũng có dã tràng, những viên cát nhỏ xíu được tạo nên bởi những chú dã tràng cần mẫn với khao khát lấp được biển Đông. Tôi dẫm chân lên những viên cát đó, cảm nhận từng viên cát vỡ dưới lòng bàn chân, cảm giác và cảm xúc thực sự khó tả được thành lời.

Lần đầu tiên được nhảy sóng với các bạn nữ lớp mình, mặc dù không được cầm tay cùng nhảy nhưng cũng là một ấn tượng khó quên ( những ông nào không đi và cả những ông không xuống biển, các ông mất nửa đời người rồi :))

Kết thúc màn tắm biển là một trận bóng đá chào mừng Euro, mặc dù ngấp nghé tuổi 40, nhưng các anh em cảm thấy khí thế như thuở 20 năm về trước. Chạy, hò hét, sút bóng,... cảm giác liên kết của những thằng bạn thời PTTH không thể ở đâu có được! Đây mới là giá trị cuộc sống!

Qui luật tự nhiên vẫn đúng, chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể chạy nhiều như vậy; chỉ khoảng 15’ chạy như điên, các thành viên của 2 đội bóng nhất trí kết thúc trận đấu.
Mệt! nằm dài ra bãi cát, nhưng lại được tận hưởng cảm giác sảng khoái tới từng đầu ngón chân!
Nghỉ ngơi chỉ vài chục giây, các ông Thanh, Kiên, NhaTan, Doanh, Ng Ngọc Anh lại đắp cát khoe hàng :)) (mấy tấm hình này, ông ‘heoman’ đăng lên cho mọi người thưởng lãm).

Trong lúc các anh em cởi trần đá bóng, mấy mỹ nữ mặc bikini về phòng hết; trên bờ kè chỉ còn các bạn không tắm biển và các anh rể của lớp mới ra cùng thủ lĩnh Hưng mít đang xâu xé mấy con mực nướng cùng vài chai Ken.

Cả đội lên bờ, giải quyết nốt mấy cái râu mực, giữ bụng cho buổi tối đầy chờ mong.

Về phòng, trong lúc mấy anh em thay nhau tắm, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chộp được vài kiểu rất Hot; nhưng sợ rằng hệ thống mạng VN sẽ bị sập nếu như tung mấy kiểu đó lên Blog, mọi người nhất trí xóa bỏ. Tiếc thật! bỏ lỡ mất một dịp PR cho 12A12.

Khoảng 19h30’, tất cả thành viên tập trung dưới phòng ăn bắt đầu bữa tiệc chính thức.
Cực vui, rất sôi động.
Đặc biệt là bàn dành riêng cho thế hệ tương lai, do bạn Lê Hoa và bạn Định chủ trì. Tài cầm quân của 2 bạn rất xuất sắc, không phải ngẫu nhiên mà một bạn là lãnh đạo một trường tiểu học, bạn kia là hội trưởng hội phụ huynh 4 năm liền.

Các hình ảnh thực tế thay lời mô tả. (tôi ko nhớ được ai chụp, ai quay trong thời gian này. Mấy ảnh và clip dưới đây tôi lấy từ máy ảnh của bạn Trần Kiên và từ điện thoại của tôi)



một ý kiến,một góc nhìn

sáng ngày 9-6-2012
Sáng vẫn phải chạy chương trình cho lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ nhất của Hải phòng. Tụi học sinh đang kì nghỉ hè nên triệu tập được đến quả là kì công. Phải lấy chương trình truyền hình trực tiếp ra để làm chúng an tâm tập luyện. Mà cái chương trình vớ vẩn ấy lừa cả nước mới a cay chứ.
Tầm trưa nghe Hoa gọi về chọi với ông Vang,quên ăn thịt gà chọi do ông Vang chuẩn bị. Thu xếp công việc rồi phi ào ào về nhà Hoa mà chẳng thấy mấy tên ngoài chủ nhà và 1 lũ tiểu yêu lớn bé và các bạn gái lớp mình. Nhận nhiệm vụ đi đón bạn Hieus Cận,lại phải đi. Trời lúc đấy xầm xì đầy mây mà oi kinh khủng luôn. Đứng đợi Hiêus mà hơi nóng từ mặt đường hắt lên làm đen cả làn da châu phi của mình. Khi cả 2 thằng quay lại nhà Hoa mà vẫn chưa khai mạc. Ông chủ nhà khui tạm thùng bia HN để anh em tươi mát chút. Đợi mãi rồi mới thấy khách khứa kéo đến. Câu chuyện rôm rả hẳn lên. Tấm thịnh tình của gia chủ được khách thể hiện có thiện chí bằng một góc nhỏ thức ăn. Số còn lại để gia chủ tự xử.
chiều vẫn phải làm công việc tuyển sinh. 5h là phi ra Đồ Sơn. Gọi mãi cho Lê Hoa mới biết được chỗ mọi người đang chới. Hí hửng tưởng được nhặt quả bóng chuyền đánh một phát đẫ rơi tõm xuống biển.Các chàng đang chia làm 2 phe.phe trên bờ dàn trận với bia ken và mực nướng,phe dưới biển lột áo ra đá bóng. Nghe tả lại là các chàng cũng xung lên đá 10 phút khi có các bóng hồng bikini ngang qua. Sau đó thì chẳng có ma nào ra thì nằm chềnh ềnh trên cát và đắp cát lẫn bèo tây lên người. Cái này Hà Nội mùa mưa là không có.Loanh quanh chán rồi lại lên nhập cùng phe bia mực.Nháp chừng gần hết thùng ken rồi về tắm.
7h toois9-6-2012: liên hoan tại phòng ăn.Sau vài 3 câu ngắn gọn, tất cả nâng ly chúc tụng sức khỏe. Mâm trẻ con với sức lực sung mãn và vai trò quản ca của Định và Hoa hô to hơn cả mâm người nhớn.Được cái quân nhà mình không khách sáo nên thức ăn hết,chỉ còn bia và rượu. Tất cả đang chuẩn bị cho đêm.
21h 9-6-2012,công tác chuẩn bị hoàn tất. Chỉ cáu cái đội phục vụ ở đấy mượn gì cũng khó. Và giá như có người quản trò thì khi đốt lửa trại sẽ hút hết khách ở 295 đến xem. Nhưng anh Vang và Doanh đã cố gắng nhiều để vòng tròn duy trì được 1 thời gian. Lúc đấy bệnh viêm phế quản hành mình nên đành ngồi ngoài ngắm mọi người đi loanh quanh. Đống củi đổ xuống lại có cơ hội để nướng khoai và nướng mực. Cuộc chơi chỉ dừng lại khi đến giờ giới nghiêm.(22h45)
Một nhóm chia nhau đi ngủ,một nhóm đi xem tiếp trận 1 euro.
1h45 ngày 10-6-2012,một dàn đồng ca vang lên khi trận đấu mới diễn ra được 10 phút. Một mình cứ xem,nhưng khi hét nho nhỏ trước những pha đi bóng hay thì lại có bình luận của Trường,Hiếu.Cứ thế xem hết trận 2. Không thể ngủ được,trằn trọc đến 5h là phi về Hải Phòng. Lại bị lỡm lần nữa. Học sinh đã đến mà btc vẫn chưa thấy đâu. Từ 6h đến 7h và mãi đến 8h15 sau khi quan chức ăn sáng xong,ưỡn ẹo đến thì chương trình mới bắt đầu. Chương trình hoành tráng với vài cái loa nén tậm tịt,một anh chàng camera. Thế mà cũng là truyền hình trực tiếp.???? Học sinh mà biết thì nó cười cho thối mũi. Đi 1 vòng theo lộ trình rồi về. Đường phố vắng hoe,lực lượng bảo vệ còn đông hơn cả dân xem.
Hết chương trình lại nhào ra Đồ Sơn với các bạn.Và bữa trưa đó Hà mới nói là sẽ ra nước ngoài. Và mình vẫn cố duy trì ý kiến chụp ảnh tập thể trước bao ý kiến phản đối. Nếu không có Phạm Trường ủng hộ thì có lẽ ý kiến của mình lại rơi tõm trong lạc lõng. Lại nhao ra ngoài hiên để chụp trước tay máy Doanh già và Thanh béo.
Trước khi chia tay Dung lại làm mọi người sốc với việc mất iphone và ipad. Sự việc chỉ sáng tỏ khi chồng của Mai khẳng định chúng vẫn ở trên phòng của Dung. Nàng ta vẫn hoài nghi cho đến khi lên tới phòng. Khi xuống đến nơi toe toét cười. Và họp lớp cũng kết thúc trong tiếng cười vui vẻ.
Hẹn gặp lại lần sau.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Ký sự họp lớp (phần 2)


Với phong tục thuần Việt, mong an cầu lành trong những chuyến du hành, cả đoàn vào đền Bà Đế trước khi tới điểm tụ họp.

Lòng sáng như băng trời đất biết
Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
Ðế Bà hương lửa nghìn thu ấy
Ðể giải hồn oan cõi thế này.
(khuyết danh)

Cũng đến 17 năm rồi tôi mới quay lại nơi này, cảnh quan hoàn toàn khác. Con đường lầy lội, gập ghềnh hồi đó đã được thay bằng đường nhựa phẳng lỳ chạy sát vào Đền với hàng quán hai bên phục vụ cho nhu cầu của người đi lễ. Trước kia, khi đi dọc con đường này, đưa tầm mắt vượt qua bãi đá và sóng biển ta có thể nhìn thấy ngôi đền nằm nép vào lưng núi Độc hướng ra biển khơi.

Quần thể Đền giờ mở rộng hơn rất nhiều, có ban thờ thần Biển cả, Thổ thần, Sơn thần...có ban Cô, Cậu, có thêm Giếng rồng, có bờ kè xung quanh tạo thành khoảng sân cho du khách nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Vượt qua bờ kè này vẫn là bãi đá mà 17 năm trước một số thành viên trong lớp 12A12 đã chạy lăng quăng nhúng chân xuống biển.

Ban tổ chức đã chu đáo sắm lễ từ trước và lúc này du khách rất ít nên việc dâng lễ diễn ra nhanh gọn. Các thành viên vào làm lễ, bỏ chút tiền lẻ vào hòm công đức, ra ngoài ngó nghiêng vài phút rồi quay ra xe tiếp tục hành trình.

Thực sự tôi thấy nhớ và tiếc cho cảnh quan của 17 năm về trước !

***

Xe đưa đoàn đến nhà khách 295, cả đoàn xuống xe nhận phòng. Các thành viên nam của lớp hì hục khuân 5 két bia chai HN, 4 thùng rượu Men, một cơ số nước khoáng + nước ngọt vào gửi trong phòng ăn của nhà nghỉ (thủ lĩnh Hưng mít to khỏe còn bận tổ chức lễ hội Hoa Phượng Đỏ cho Tp HP nên không giúp được gì cho anh em); phải nói ban tổ chức rất ưu ái cho các bạn nam nên chuẩn bị lượng đồ uống có men cực nhiều, đủ để tráng người sau khi tắm biển :)

Đến khi nhận phòng, việc ghép chung phòng với các bạn nữ không được thực hiện, giấc mơ của cánh mày râu tan thành mây khói :(
Toàn bộ quân số trong phòng tôi nhanh chóng thay trang phục, diện quần sooc áo phông, háo hức ra bãi tắm.

Các tấm hình do nhiếp ảnh gia Quang Thanh thực hiện: (nhấn vào hình để xem cho rõ :)


có phải không với những người biết Trường Sa mà xa Trường Sa

HÙNG ƠI! EM SẼ NẰM ĐÂU?..

Mai Thanh Hải - Sẽ không ai nói được gì hơn nữa, như mình tối nay khi ngồi trước vợ chồng anh Tuấn - chị Thúy, đều đeo cấp hàm Trung tá, hiện đang công tác tại Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân, khóc uất ức bởi thi hài của con mình (Chiến sĩ Hoàng Đặng Hùng, tức Hoàng Thế Anh, hy sinh tại đảo Đá Lớn, ngày 25/7/2004, khi mới tròn 20 tuổi), bị Phòng Lao động thương binh xã hội Quận Ngô Quyền từ chối, không cho chôn cất hài cốt tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quận Ngô Quyền (TP. Hải Phòng), tại văn bản mới ban hành sáng (8/5/2012).

Hùng ơi! Em hy sinh anh dũng, khi bơi ra cứu xuồng giữa lúc sóng to gió lớn, ở đảo chìm và thân xác em, được đồng đội nén nước mắt, đưa về đảo Nam Yết.

Năm 2008, anh đã ngồi với em - một đồng hương Hải Phòng để viết những câu chữ đau xót, thương nhớ đến cùng cực, có tiêu đề Máu vẫn đổ, ở Trường Sa.

Em là đứa con trai duy nhất trong gia đình lính biển, làm đơn xung phong vào quân đội, ra công tác ở đảo Trường Sa, những mong tiếp bước bố mẹ đang tại ngũ, ông ngoại đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Vậy mà...

Xin được đưa lên những dòng trong đơn của bố mẹ em, viết kêu cứu xin được đưa em về với Đất Mẹ.

Xin lãnh đạo TP. Hải Phòng đọc những dòng này và cho em được chôn cất tại Nghĩa trang Liệt sĩ của Quận Ngô Quyền, để gần với gia đình - người thân.

Xin mọi người nhớ một chút thôi, về khái niệm HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI và em tôi, Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, đang nằm ở đảo Nam Yết, trẻ mãi tuổi 20.

Hùng ơi! Gia đình, các Nhà báo, đồng đội và nhân dân sẽ làm tất cả, để vong linh em khỏi tủi hờn, đau xót và để nước mắt buồn tủi không còn chảy tràn trên gương mặt bố mẹ em, như tối nay, khi kể về em - MỘT NGƯỜI LÍNH, ĐÃ HY SINH TẠI BIÊN ĐẢO TRƯỜNG SA.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***


ĐƠN KÊU CỨU CỦA GIA ĐÌNH LIỆT SỸ TRƯỜNG SA


Hải Phòng, ngày 8  tháng 5 năm 2012

- Kính gửi:………………………………………………………………………………………

Tôi tên là Hoàng Đức Tuấn, cấp bậc: Trung tá QNCN cùng vợ là Nguyễn Thị Thúy, cấp bậc: Trung tá QNCN, công tác tại Nhà máy X56 – Cục kỹ thuật Quân chủng Hải Quân, hiện ĐKHK và thường trú tại số nhà 2+3, dãy 13 gian, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng  làm đơn này khẩn thiết kêu cứu đến Qúy Báo sự việc sau đây:

Hai vợ chồng chúng tôi đều là quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong Quân chủng Hải Quân.

Cả cuộc đời phấn đấu, rèn luyện trong quân đội, chúng tôi đã hết lòng tận tụy đóng góp sức lực, trí tuệ và cả xương máu của đứa con trai duy nhất cho sự nghiệp Bảo vệ Tổ Quốc.

Con trai chúng tôi là: Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng (tức Hoàng Thế Anh), Sinh  ngày 17 tháng 5 năm 1984, là chiến sỹ thuộc Lữ đoàn146, Vùng 4 – Hải Quân, đóng quân tại Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đã anh dũng hy sinh ngày 25-7-2004 tại đảo Đá Lớn, hiện đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ đảo Nam Yết, thuộc Quần đảo Trường Sa.

Từ sau khi cháu Hoàng Đặng Hùng hy sinh, lãnh đạo Quân chủng Hải Quân, đơn vị Lữ đoàn 146 cùng đồng chí, đồng đội và gia đình luôn chăm sóc hương khói cho linh hồn cháu được ấm cúng tại đảo.

Hình ảnh liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng chiến đấu hy sinh anh dũng cũng như mộ phần của liệt sỹ ở đảo Nam Yết – Trường Sa đã nhiều lần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có trang thông tin của Ban Biên giới Chính phủ, như là một biểu tượng về tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết hy sinh tính mạng của người chiến sỹ Hải Quân nhân dân, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, góp phần chống lại và đập tan mọi thế lực ngoại xâm nhòm ngó, xâm chiếm biển đảo nước ta.

Từ đó đến nay, 8 năm đã trôi qua đã đến thời hạn cất bốc hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ địa phương.

Chính vì vậy, ngày 10-1-2012, Lữ đoàn 146 – Vùng 4 Hải Quân đã có công văn gửi gia đình chúng tôi, đề nghị gia đình chuẩn bị điều kiện, làm thủ tục để đơn vị hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về đất liền vào đầu tháng 5 năm 2012 cho phù hợp với điều kiện thời tiết biển đảo.

Vợ chồng chúng tôi cũng có nguyện vọng đưa hài cốt của cháu về Nghĩa trang liệt sỹ của quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cách nơi vợ chồng chúng tôi đang sinh sống chỉ hơn 1km, để tiện việc chăm sóc, hương khói cho cháu (cháu Hoàng Đặng Hùng hy sinh lúc mới tròn 20 tuổi, chưa kịp có vợ con), khi chúng tôi tuổi già sức yếu.

Ngày 15-3-2012, gia đình chúng tôi đã làm đơn xin di chuyển hài cốt liệt sỹ gửi đồng chí Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền và phường Đồng Quốc Bình, đề nghị cho phép di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng từ đảo Nam Yết – quần đảo Trường Sa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền.

Đơn của chúng tôi đã được đại tá Phạm Thanh Sơn, Chính ủy X56 – Cục kỹ thuật Hải Quân xác nhận, đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ.

Tuy nhiên, từ lúc gửi đơn đi, chúng tôi đã bị chính quyền địa phương gây khó dễ, từ chối không cho phép gia đình di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền.

Cụ thể là, sau hàng chục lần đi lại, cán bộ LĐ-TB&XH phường Đồng Quốc Bình chỉ xác nhận (viết tay, không dám ký tên, đóng dấu ủy ban) việc gia đình chúng tôi đang hưởng trợ cấp tử tuất liệt sỹ tại phường.

Cũng sau nhiều lần trình bày tại trụ sở tiếp dân UBND quận, gặp lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH quận, ngày 8-5-2012, gia đình chúng tôi được cán bộ có trách nhiệm của UBND quận Ngô Quyền trả lời: chính thức từ chối tiếp nhận hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng với lý do: Quận Ngô Quyền chỉ tiếp nhận hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ của quận với những trường hợp hy sinh từ năm 1998 trở về trước(?).

Kính thưa Qúy Báo!
Trung tá Tuấn, bên cạnh những ngôi mộ "lưu không" NTLS Quận Ngô Quyền
Nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền, hiện ở địa bàn phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, chỉ cách gia đình chúng tôi hơn 1km.

Trong nghĩa trang hiện còn một diện tích đất rộng rãi, với trên 200 ngôi mộ liệt sỹ “lưu không”, có nghĩa là không có hài cốt bên trong.

Vậy thì việc UBND quận Ngô Quyền từ chối không tiếp nhận hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về yên nghỉ tại nghĩa trang của quận với lý do vì cháu hy sinh năm 2004 (sau năm 1998) là không thuyết phục, là xúc phạm vong linh liệt sỹ hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa, đi ngược lại chế độ chính sách đãi ngộ với quân nhân có công với đất nước.

Do vậy, chúng tôi làm đơn này, khẩn thiết kêu cứu đến Qúy báo, kính mong Qúy báo quan tâm,  cử phóng viên sớm điều tra, xác minh, viết bài đưa lên công luận, phản ánh việc làm tắc trách của UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; yêu cầu UBND quận Ngô Quyền tiếp nhận hài cốt con trai duy nhất của chúng tôi là liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng (tức Hoàng Thế Anh), hy sinh ngày 25-7-2004, đang yên nghỉ tại đảo Nam Yết – quần đảo Trường Sa, về Nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.

Gia đình chúng tôi xin gửi kèm theo đơn các giấy tờ, tài liệu liên quan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự thật của vụ việc này.

Gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! 

Hải Phòng, ngày 7 tháng 5 năm 2012

                  NGƯỜI LÀM ĐƠN



                     Hoàng Đức Tuấn


--------------------------------------------------------------
Trung tá Nguyễn Thị Thúy, mẹ LS Hoàng Đặng Hùng

Trung tá Hoàng Đức Tuấn, bố LS Hoàng Đặng Hùng
Trung tá Hoàng Đức Tuấn, giữa những "mộ lưu không" trong NTLS Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
Phần mộ LS Hoàng Đặng Hùng (MTH chụp tháng 4/2008)