Sau lễ kỷ niệm, một bạn (xin phép giấu tên) có vẻ rất mãn nguyện và đã chia sẻ kinh nghiệm kiến giải về chữ nhẫn như sau:
Bần đạo có lần rảnh rỗi, tiện đường cũng qua các thanh lâu, tửu điếm mạn ĐS ( tuyệt nhiên không có ở HN). Chỉ thấy kẻ vào người ra tấp nập, mà ai nấy đều hớn hở tươi cười, xem chừng rất thỏa mãn, đúng là chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian, bèn ghé mà xem thử. Được một cô nương nhan sắc tuyệt trần mời vào phòng mà bồi tiếp. Nhìn thử, thấy phòng ốc bày trí đơn giản, chỉ có độc mỗi chiếc giường, đủ biết nếp sống của cô nương… thực là giản dị lắm. Mà trên bức tường đối diện, lại treo một chữ rất to, liền tò mò mà hỏi. Cô nương chỉ cười khẽ mà rằng:
- Ấy chính là chữ NHẪN!!!
Bèn hỏi:
- Sao lại treo chữ NHẪN?
Đáp:
…
- Chữ NHẪN, trên là chữ ĐAO, dưới là chữ TÂM. ĐAO TÂM đọc ngược lại là ....... , ấy chính là cái nghề mọn của tiện thiếp vậy.
…
Quả là cách kiến giải vô cùng mới mẻ. Bần đạo nghe qua mà kính phục vô cùng. Thế mới biết, bể học mênh mông, mà nơi chốn thanh lâu, nhân tài thực nhiều lắm.
Hôm ấy, bụng cũng lấy làm thích nên ghé lại thăm vài lần. Song, tuyệt không học thêm được chữ nào mà sức khỏe cũng giảm đi nhiều lắm.
Nhân chuyện chữ “NHẪN” của bạn Hùng, mình xin kể lại chuyện mình nghe lỏm được hai ông khách nói chuyện với nhau hôm đi đền Trần ở Nam Định. Ở đó có chỗ người ta bán nhiều chữ Nho rất đẹp. Có một ông bảo: “Nhà tôi đã có treo chữ “NHẪN” rồi, nếu chữ mua thêm chữ “TÂM” thì treo ở đâu nhỉ?” Ông kia bảo: Thì treo bên cạnh chữ “NHẪN”. (Chắc là ông kia cũng nói đùa thôi) Tự dưng tôi thấy buồn cười quá, không phải vì do có hai chữ “NHẪN TÂM” ở cạnh nhau mà vì có khi do vô tình mà những chuyện rất ý nghĩa lại trở thành trò cười cho mọi người.
Trả lờiXóa