Nghĩa cử thả hoa
Năm 1976, từ Nha Trang trở lại thăm chiến trường Quảng Trị, Lê Bá Dương đã lặng lẽ hái hoa dại, mua hoa ở chợ thả ở Bến Tắt, phía Tây Bắc của nghĩa trang Trường Sơn để tưởng nhớ những người đồng đội đã ngã xuống và nằm lại vĩnh viễn tại nơi này. Cứ thế sau đó ông thả hoa ở cầu Đuồi, cầu Lai Phước trên sông Hiếu, sông Ô Lâu và trên sông Thạch Hãn.Ông tâm sự:
“
|
Qua nhiều trận đánh, tự tay tôi đã vuốt mắt, chôn hàng trăm đồng đội. Không chỉ là những mất mát đến xót xa một lúc cả trăm, cả ngàn người lính, mà còn là nỗi đớn đau khi nhiều người lính không còn đủ hình hài để có thể cắm một cái bia tên tuổi anh em. Có những người, sau khi chôn xong thì bị lũ cuốn trôi, hay bom lại xới lên, phải chôn lại... Riêng trong chiến dịch giải phóng và sau này bảo vệ thành cổ Quảng Trị, hàng trăm anh em chúng tôi đã nằm - chính xác hơn là tan hòa vĩnh viễn vào lòng sông Thạch Hãn và cả các dòng sông khác.
Vì vậy mỗi lần về lại Quảng Trị, tôi đều lên đồi cao đốt hương cho khói tỏa đến vong linh anh em đồng đội, rồi xuống sông thả hương hoa gửi vào lòng suối, cuối sông... |
”
|
—Lê Bá Dương, ”[1]
|
Năm 1987, lần đầu tiên sau hòa bình Lê Bá Dương về lại huyện Triệu Hải (giờ tách thành huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị) và rạng sáng ngày 27 tháng 7, ông ra chợ mua hết hoa rồi thuê người chở xuống bến sông. Tại đây, ông thuê một con đò của một bà mẹ ngư dân với giá 8.000 đồng/giờ để đi thả hoa trên sông. Thả hoa xong, vừa đúng 4 giờ thuê đò, ông lấy tiền trả cho bà mẹ thì bất ngờ mẹ quỳ sụp xuống lạy và khóc: “Mi làm rứa, răng mệ lấy tiền mi...”[1]. Rồi hai mẹ con cùng khóc trước sự sững sờ của những người bạn của ông vừa ào ra bến thuyền. Thì ra hôm đó tại hội trường, trong lễ kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ mọi người bàn nhau đi mua hoa để viếng nghĩa trang. Khi ra chợ thì hoa không còn, hỏi thì mấy chị bán hoa nói có anh bộ đội nào đó đã mua hoa rồi vừa đi vừa khóc ra phía bờ sông, mấy người bạn đoán ngay là Lê Bá Dương liền vội lao ra sông.
Sau chuyện này những người bạn Lê Bá Dương ở Triệu Hải cứ đến dịp 27 tháng 7 năm nào cũng mua hương hoa ra thả. Lâu dần thành tập quán chung của người dân ở hai bên bờ Thạch Hãn và bây giờ là tập quán của mỗi người dân Quảng Trị[1]. Những cán bộ văn hóa và văn nghệ sĩ tại Quảng Trị sau đó đã nâng nghĩa cử này trở thành một lễ hội[2][5].
Nằm trong tổng thể dự án xây dựng một khu tưởng niệm ở Quảng Trị để hương khói cho vong linh đồng bào, chiến sĩ, năm 2007 Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã xin phép tỉnh để được đầu tư xây dựng trước một hạng mục quan trọng là bến thả hoa nối dài ra phía lòng sông tại bờ kè phía Nam sông Thạch Hãn, đồng thời thể theo ước nguyện của các cụ lão thành xin trồng 81 cây phượng bên bờ kè Nam sông Thạch Hãn[1].
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.