Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
Chia buồn cùng gia đình bạn Hồ Ngọc Anh !
Mẹ chồng bạn Hồ Ngọc Anh mất vào tối ngày 25-07-2012
Tập thể lớp 12A12 (1989-1992) gửi lời chia buồn tới gia đình bạn !
Tập thể lớp 12A12 (1989-1992) gửi lời chia buồn tới gia đình bạn !
.
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012
Thực đơn trong cuộc đời
(Sưu tầm)
Giai đoạn 1: năm 20 - 30 tuổi:
Chồng em chẳng thích ăn quà,
Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm.
Cơm nhà rất dẻo rất thơm,
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà
Giai đoạn 2: năm 30 - 40 tuổi:
Chồng em đã biết ăn quà,
Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm,
Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà.
Giai đoạn 3: năm 40 - 50 tuổi:
Chồng em chỉ thích ăn quà,
Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm,
Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.
Giai đoạn 4: năm 50- 60 tuổi:
Chồng em chẳng thích ăn quà,
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà hết dẻo hết thơm,
Chồng em giờ đã bỏ cơm lẫn quà.
Giai đoạn 5: năm 60 - 70 tuổi:
Chồng em bỏ cả cơm, quà;
Chỉ ăn được phở, cháo gà mà thôi.
Chê quà, cơm dẻo hôi hôi;
Phở bà hàng xóm kề môi húp liền.
Giai đoạn 6: Năm 70 - 80 tuổi:
Chồng em tóc bạc như tiên,
Phở ăn chẳng được, có tiền như không.
Ngồi thèm nhìn ngó các ông,
Trẻ trung húp phở mà lòng xôn xao.
Giai đoạn 7: năm 80 - 90 tuổi:
Chồng em da hết hồng hào,
Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng thèm.
Không còn có chút tòm tem,
Ngó qua liếc lại nhìn xem đất trời.
Giai đoạn 8: năm 90 - 100 tuổi:
Chồng em chán sống trên đời,
Muốn đi chầu Chúa, Phật, Trời, Diêm Vương.
.
Chồng em chẳng thích ăn quà,
Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm.
Cơm nhà rất dẻo rất thơm,
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà
Giai đoạn 2: năm 30 - 40 tuổi:
Chồng em đã biết ăn quà,
Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm,
Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà.
Giai đoạn 3: năm 40 - 50 tuổi:
Chồng em chỉ thích ăn quà,
Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm,
Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.
Giai đoạn 4: năm 50- 60 tuổi:
Chồng em chẳng thích ăn quà,
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà hết dẻo hết thơm,
Chồng em giờ đã bỏ cơm lẫn quà.
Giai đoạn 5: năm 60 - 70 tuổi:
Chồng em bỏ cả cơm, quà;
Chỉ ăn được phở, cháo gà mà thôi.
Chê quà, cơm dẻo hôi hôi;
Phở bà hàng xóm kề môi húp liền.
Giai đoạn 6: Năm 70 - 80 tuổi:
Chồng em tóc bạc như tiên,
Phở ăn chẳng được, có tiền như không.
Ngồi thèm nhìn ngó các ông,
Trẻ trung húp phở mà lòng xôn xao.
Giai đoạn 7: năm 80 - 90 tuổi:
Chồng em da hết hồng hào,
Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng thèm.
Không còn có chút tòm tem,
Ngó qua liếc lại nhìn xem đất trời.
Giai đoạn 8: năm 90 - 100 tuổi:
Chồng em chán sống trên đời,
Muốn đi chầu Chúa, Phật, Trời, Diêm Vương.
BF là gì ?
(Sưu tầm)
Một cậu bé nói với một cô bé:
-Tớ là BF của cậu!
Cô bé hỏi:
- BF là gì?
Cậu bé cười hì hì trả lời:
- Nghĩa là best friend đấy.
Sau này họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái:
- Anh là BF của em!
Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:
- BF là gì hả anh?
Chàng trai trả lời:
- Là boy friend đấy!
Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn,
người chồng lại cười và nói với vợ rằng:
- Anh là BF của em!
Người vợ dịu dàng hỏi chồng:
- BF là gì hả anh?
Anh chồng nhìn đứa con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:
- Là baby’s father.
Khi họ già, họ cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà,
ông lão lại nói với vợ:
- Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!
Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
- BF là gì hả ông?
Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời:
- Là BE FOREVER.
.
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
Cô hàng xóm
Cô hàng xóm
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái cọc để phơi áo quần
Hai người nhầm lẫn tứ tung
Nàng như cũng có cái quần giống tôi
Ðể rồi có một lần phơi
Thế nào tôi lấy nhầm ngay của nàng
...Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Thấy nàng hé cửa gọi sang thế này
"Ấy ơi ấy hãy vào đây,
Cho tui đổi lại cái này chút coi"
Lần đầu tiên thấy nàng cười
Nàng che một tấm vải dày ngang hông (?)
"Cái quần duy nhất của em,
Hôm qua anh lấy về bên ấy rồi"
(Sưu tầm)
Làm chồng thật khó
Nhân dịp sắp tới ngày 3/8 và ngày 20/10 còn dài mới tới, tặng các bạn bài này mới nhặt được.
23 tháng 7 11:15 chiều |
Làm chồng thật khó
Đâu phải chuyện đùa
Có vợ bé nhỏ
Phải người lớn cơ
Khi vợ yêu khóc
Chồng phải dỗ dành
Nếu vợ yêu ngã
Chồng nâng dịu dàng
Mẹ cho quà bánh
Chia phần vợ hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường vợ luôn
Làm chồng thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu người ấy
Thì làm được thôi ♥
Đâu phải chuyện đùa
Có vợ bé nhỏ
Phải người lớn cơ
Khi vợ yêu khóc
Chồng phải dỗ dành
Nếu vợ yêu ngã
Chồng nâng dịu dàng
Mẹ cho quà bánh
Chia phần vợ hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường vợ luôn
Làm chồng thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu người ấy
Thì làm được thôi ♥
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012
Ba chúc con đủ
Mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi thường ra sân
bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt" để thấy rằng mình vẫn hạnh
phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu. Nhìn mọi người
cố níu kéo nhau, khóc...tôi cảm thấy mình còn nhiều thứ quí giá...
Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm
biệt"....
Có một lần tôi nghe loáng thoáng tiếng hai cha con đang bên
nhau những giây phút cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: "Ba yêu con,
Ba chúc con đủ" . Cô gái đáp lại: "Ba à, con cũng yêu ba lắm. Và con
cũng chúc ba đủ" .
Và cô gái đi. Tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo. Thấy ông
ấy muốn và cần khóc, tôi lại gần nhưng rồi không muốn xen vào giây phút riêng
tư của ông nên không nói gì. Bỗng ông ấy quay sang chào tôi và nói:
- Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với một người và biết rằng
mãi mãi không gặp nữa chưa?
- Xin lỗi, cho tôi hỏi có phải ông vừa " vĩnh
biệt" với con gái ông? Tại sao vậy?
- Tôi già rồi mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng Trái
đất. Thực tế, tôi biết, lần sau con tôi quay về đây có thể tôi đã mất.
- Khi ông tạm biệt con gái, tôi nghe ông nói: "Ba chúc
con đủ" . Tôi có thể hỏi điều đó có nghĩa là gì không?
Ông mỉm cười:
- Đó là lời chúc "gia truyền" của gia đình tôi đã
qua nhiều thế hệ rồi - nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ
lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn - Khi tôi nói "Ba chúc con
đủ" , tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy
trì được nó.
Rồi ông lẩm nhẩm đọc: "Ba chúc con đủ ánh mặt trời để
giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quí
ánh mặt trời. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba
chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quí cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc
con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con
yêu quí những gì con có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời
tạm biệt cuối cùng" .
Ông khóc và quay lưng bước đi.
Tôi nói với theo: "Thưa ông, tôi chúc ông đủ" .
(ST báo lamChaMe)
Một chút về lịch sử
Những kinh đô trong lịch sử dân tộc
Trong lịch sử dựng nước lâu dài của dân tộc ta, có những vùng đất do đặc điểm đặc biệt của nó đã vinh dự được các triều đại chọn làm kinh đô. Đầu tiên, vào thời kỳ đất nước Việt Thường, kinh đô đóng ở vùng Ngàn Hống (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mà chúng tôi đã có lần giới thiệu. Đến thời đất nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Văn Lang, còn gọi là Phong Châu (nay là TP Việt Trì, Phú Thọ).
Thời An Dương Vương, kinh đô đóng ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).
Thời
Hai Bà Trưng, đóng đô ở Mê Linh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
Ngô
Quyền giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, trở lại đóng đô ở Cổ Loa, kinh đô
cũ của An Dương Vương.
Hai
triều đại Đinh - Lê chọn đóng đô ở Hoa Lư (nay là Trường Yên, Ninh Bình).
Các
triều đại Lý - Trần - Lê - Mạc đều đóng đô ở Thăng Long (nay là Hà Nội).
Nhà
Hồ đóng đô ở Tây Đô (nay
là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).
Nhà
Tây Sơn và nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (nay là TP Huế).
Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam) chọn đóng đô ở Hà Nội, tức kinh đô Thăng Long của các triều đại
Lý - Trần - Lê xưa.
Công dụng từ quả chanh
Quanh năm, nhất là vào
mùa hè trong tủ lạnh nhà chúng ta dường như lúc nào cũng có
sẵn vài quả chanh tươi. Nhưng ít ai biết đến nó lại có nhiều
công dụng hay, dễ mua mà lại rẻ, có thể dùng thay thế thuốc cho mọi
nhà.
Chanh là bạn của sức khoẻ:
*
Chanh chứa một số a-xít hữu cơ, glucoxit, vitamin C, B1, B2, PP, đường, can-xi,
phốt-pho, sắt trong múi chanh và một loại tinh dầu hương chanh ở vỏ. Các thành
phần trong chanh có tác dụng kích thích dạ dày tiết dịch để phân giải thức ăn,
tăng nhu động dạ dày ruột, giúp hấp thụ tiêu hoá tốt hơn.
*
Nước ép chanh tươi chứa nhiều yếu tố bổ dưỡng như protein, sợi,
glucid, calci, kali …Dùng để giải khát mùa hè (cái này chắc ai cũng
biết).
1. Làm lành các vết lở loét :
Chanh có khả năng kháng khuẩn và kháng virút,
thúc đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương do chứng lở loét ở miệng là
“thủ phạm”.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt một trái
chanh tươi vào một cốc nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng 3 lần/1ngày.
Duy trì thói quen này đều đặn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay thôi. (cái này tớ đã áp dụng 5- 6 lần/ngày)
2. Hạ sốt
Cảm nóng và cảm lạnh do nhiều nguyên nhân gây
nên sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu, để khắc phục tình trạng này bạn có
thể dùng trái chanh như “một liều thuốc hữu hiệu”.
Bạn hãy vắt một trái chanh tươi vào trong một
cốc nước nóng và đừng quên thêm một thìa mật ong, cứ sau hai giờ uống một lần
cho tới khi tình trạng được cải thiện.
Tuy nhiên, theo tớ trường hợp này chỉ là
sốt nhẹ, khi không muốn đùng đến kháng sinh
3. Giảm đau họng
Khi bị viêm họng, cảm giác đau họng thực sự
khiến bạn khó chịu và đau đớn, để xoa dịu cơn đau này nhanh chóng bạn chỉ cần
vắt một trái chanh tươi vào trong 250 ml nước ấm có thêm khoảng 1 thìa muối,
khuấy đều.
Dùng hỗn hợp này dể súc miệng 3 lần/ngày. Mỗi
lần súc miệng nên ngậm dung dịch trong cổ họng khoảng 1 phút để đem lại hiệu
quả giảm đau, long đờm, sát khuẩn. (cái này tớ đã áp
dụng 5- 6 lần/ngày)
4. Làm sáng da (cái này chủ yếu cho chị em)
Trong quả chanh có chứa một loại enzyme giúp làm
sạch và tẩy những tế bào chết, vì vậy để có làn da sáng đẹp bạn hãy làm theo
cách sau nhé:
Cách 1: Lấy một ít phèn chua ngâm với nước cốt chanh, rồi dùng bông
gòn mềm thấm đều lên mặt. Sau nửa tiếng, rửa lại với nước ấm. Cách làm này giúp
cho da "dễ thở" khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có
nhiều bụi bẩn.
Cách 2: Lấy nước cốt chanh trộn với đường rồi
nhẹ nhàng bôi lên khu vực bị thâm như môi, đầu gối. Lặp lại việc này hai lần/
tuần, bạn sẽ thấy vết thâm mờ đi trông thấy.
5. "Trị" da
nhờn (cái
này cho chị em)
Thật khó chịu khi trang điểm mà da thì cứ bóng
nhờn, làm trôi hết lớp phấn. Đã thế, gần đây mặt mình còn xuất hiện nhiều mụn
nữa chứ. Haizzz, làm ngay theo cách này nhé:
Cách 1: Trộn nước cốt chanh với kem chăm sóc da, bôi nhẹ nhàng lên
da mặt.
Cách 2: Trộn 3 thứ này lại với nhau: Nửa thìa bột nghệ + 3 thìa đu
đủ (đã nghiền nát) + 2 thìa nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp lên mặt rồi rửa sạch
sau 20 phút. (cái này tớ đã áp dụng)
6. "Tạm
biệt" tàn nhang (cái
này cho chị em)
Để ngăn ngừa tàn nhang và không cho chúng phát
triển trở lại, hãy làm theo cách sau nhé!
Cách làm: Nghiền nát 1 quả hạnh đào, trộn lẫn với 1 lòng trắng trứng
gà thêm một nửa thìa nước chanh. Bôi lên mặt và nằm thư giãn khoảng 20 phút,
rửa sạch với nước ấm. Kiên trì làm trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả.
7. Giải rượu: (cái này cho anh em)
Khi uống rượu quá chén, trong người thấy
nôn nao, khó chịu.
Lấy 1 quả chanh tươi pha trong 200ml nước
ấm, cho tí muối. 30 ph sau uống thêm một lần nữa tuỳ theo mức độ
nặng nhẹ. Nước chanh khi uống vào có tác dụng giải nồng độ cồn
trong máu. (hu hu…bài này
tôi áp dụng nhiều nhất đấy các cụ ợ!)
Tuy nhiên, cụ nào mà bị viêm loét dạ dày,
tá tràng thì dùng bài này:
Thay
bằng uống nước chanh thì uống nước mía hoặc ăn từ 3-5 quả chuối, như thế vừa giúp
thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu.
(ST từ sách
Thuốc và SK)
THƯ GIÃN
- Vợ nói với chồng
- Anh chạy ra cửa hàng mua
- bánh mì đi, em quên mua rồi
- Chồng đi một lát quay về với ổ bánh mỳ và chai rượu, nói với vợ:
- Có nói chưa chắc em đã tin, nhưng họ không có tiền trả lại cứ bắt anh lấy thêm chai rượu này.
- Vợ; !!???!!!
- Anh có bán thuốc bệnh tim?
- Tất nhiên là có.
- Còn thuốc về tuần hoàn não thì sao?
- Có tất cả.
- Thuốc thấp khớp?
- Chắc chắn là có.
- Thế còn Viagra?
- Dĩ nhiên là có.
- Thuốc giúp trí nhớ?
- Có nhiều loại.
- Còn Vitamin và thuốc ngủ?
- Chắc chắn là có
- Một tiệm thuốc hoàn hảo!chúng tôi muốn đăng ký mua thuốc tại đây làmquà cưới.
- Khách: này!Sao trong nhà cậu treo nhiều ảnh các cô gái đẹp vậy
- Anh chủ: Để vợ tớ ngắm
- Khách; Cậu ngắm chứ?
- Anh chủ: Không tớ không ngắm, để vợ ngắm vì cô ấy luôn cho rằng mình xinh đẹp và hay doạ ly dị tớ.
4. Người lớn ai cũng
có bí mật riêng. Chỉ cần bắt nọn họ bằng câu “biết cả rồi” là đủ.
- Một bạn học cùng bàn mách bí quyết cho John-Cậu cứ thử áp dụng thấy hiệu nghiệm ngay cho mà xem.
- John về nhà lẻn xuống bếp nói nhỏ vào tai má:
- Con biết cả rồi!
- Nè cầm lấy 20usd và chớ kể với ba
- Con biết cả rồi-John lên phòng khách bảo ba
- Nè cầm lấy 50USD và chớ kể với má.
- Cháu biết cả rồi! – John ra ngoài cổng và nói lớn với người hàng xóm.
- Đột nhiên ông ta ngồi thụp xuống ứa nước mắt cùng đôi tay giang rộng: Vậy thì hãy lại đây với cha ruột của mình đi con.
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
Vài lời tâm sự về sự học hành của con cái
Tôi viết bài này khi ngồi trên xe ô tô từ Vũng tàu lên Sài gòn .mở blog xem các bạn viết. Cũng phải cám ơn blog này nhiều vì các bạn luôn làm tôi muốn phải sống tốt hơn.
Cám ơn vì những sẻ chia của các bạn .
Giảng dạy đạo đức "nà la lá la"
Sốc vì nội dung giảng dạy đạo đức
"Tiên học lễ, hậu học văn" sao lại giải thích thế này hả mẹ?
Con gái đang cắm cúi chép bài đạo đức bỗng nhiên gọi mẹ để hỏi và đưa cuốn sách được trường bán và giảng dạy tại trường. Tôi cầm quyển sách và đọc. Đọc hết cuốn sách, tôi thật sự sốc vì nội dung của nó.
Cuốn sách gồm 16 bài giảng đạo đức, mỗi bài được dạy trong một tuần và các cháu phải chép bài thu hoạch để thầy cô chấm điểm.
Bố cục của mỗi bài lộn xộn, cách hành văn và ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, sai kiến thức cơ bản. Tác giả không phân biệt được thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay những câu châm ngôn, những câu nói đời thường. Tât cả đều quy về tục ngữ! Tiêu đề mỗi bài giảng có lẽ chỉ phù hợp cho học sinh tiểu học!!!
Nhiều bài, tác giả còn trích dẫn những câu "Tục ngữ để vận dụng chúng vào những tình huống đạo đức một cách lệch lạc.
Ngay bài đầu tiên, với tiêu đề "Cách cư xử lúc ra đường và ở nơi công cộng" tác giả đưa ra nội dung như sau: "Tục ngữ có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Câu này cho thấy mỗi học sinh phải học lễ, học văn hóa. Các em phải có ý thức tự trọng, giữ gìn danh dự để người khác không thể chê trách được"!.
Bài "Cách cư xử với anh chị em trong gia đình" có đoạn: "Nếu làm em thì phải biết kính trọng anh chị, phải biết giúp đỡ anh chị những việc trong nhà những việc vừa sức với mình như tục ngữ có câu: "Chị ngã em nâng"!
Bài "Trang phục khi ra đường": "Khi ra đường ta phải ăn mặc kín đáo, giản dị theo truyền thống của nhân dân ta, không ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang. Tục ngữ có câu: "Đói cho sạch, rách cho thơm", vì vậy quần áo phải được giặt sạch, là phẳng!"
Bài "Tình yêu": "Tình yêu đôi lứa là đề tài vĩnh hằng?!!!!!!" và "Xã hội thời xa xưa trọng nam khinh nữ, người con gái không được học hành, phải lo việc nhà, việc đồng áng, lo dệt vải, thêu thùa may vá. Tuổi thọ của con người hồi ấy trung bình chỉ 40-45. Vì vậy thời xa xưa người ta lập gia đình rất sớm, nam cỡ 16 tuổi, nữ cỡ 13 tuổi. (Nữ thập tam, nam thập lục)!!!!!!?
Tôi cứ băn khoăn mãi về nội dung dạy học cho học sinh trung học phổ thông, trình độ của người viết và mục đích việc phát hành cuốn "sách"này. Tôi điện hỏi cô chủ nhiệm thì được cô trả lời bằng một giọng mỉa mai, châm biếm: "Cứ cho cháu học thuộc đi, nội dung này được giảng dạy ở trường đã 8 năm rồi, không có gì phải bàn luận. Đây là đề tài thạc sỹ và là tâm huyết cả đời dạy học của cô hiệu trưởng"?!!!!!.
Tôi nghĩ, nội dung giảng dạy tại trường THPT thì phải là sách giáo khoa, tài liệu chính thức của Bộ GD&ĐT được qua kiểm duyệt, sách ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, nội dung phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi chứ đề tài thạc sỹ làm sao được giảng dạy! Nếu đây là đề tài thạc sỹ thì phải kiểm tra lại, bởi nội dung lệch lạc của nó!!! Vả lại, nếu muốn quảng bá đề tài, nhà trường sao lại in để bán cho học sinh với giá 20.000 đ/cuốn như vậy?
Đọc hết cuốn "Tập bài đạo đức trên", tôi thực sự sốc và cảm thấy mình, con mình như bị sỉ nhục. Trường hết chương trình để dạy sao? Giảng dạy đạo đức cho học sinh trung học phổ thông chẳng lẽ lại chỉ thế này?
Các hình ảnh của cuốn "sách đạo đức" này:
[CENTER]
Chép bài này khi đọc bài cảu BLT và Quốc lủi. Các bạn tiếp tục giảng dạy đạo đức nha,tác giả này mới là thạc sĩ ,hiệu trưởng thôi.
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012
Phân tích chuyện Thánh Gióng (ST)
Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài phân tích truyện Thánh Gióng vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ” mới, gây xôn xao cộng đồng. Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):
“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương kháng chiến, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool – thần tượng của em!
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán. Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo… Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.
Nhận xét của giáo viên: “Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm” @ theo TT&VH
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán. Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo… Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.
Nhận xét của giáo viên: “Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm” @ theo TT&VH
Học lớp 1... kiểu Đức
- “Tôi muốn các cháu như một
tờ giấy trắng, chưa bị dây trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là
việc của các thầy cô giáo, những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý
vị!”. Bà hiệu trưởng tỏ ra không vui, sau khi giơ vài mẫu chữ cái, mẫu chữ số
hỏi các học sinh mới và thấy nhiều cháu giơ tay trả lời.
Đó là những ấn tượng khó
phai trong câu chuyện học lớp 1 của cô con gái mà anh Trần Đình Ngân, Việt kiều
ở Đức, chia sẻ cùng bạn đọc.
Năm cháu Phương Hiền vào
lớp 1 (Schulanfang), chúng tôi chuẩn bị cho cháu lễ khai giảng rất trọng
thể, vì biết trong đời đi học, chỉ có một ngày khai giảng cho suốt 13 năm!
Những năm học sau, cứ đến ngày học đầu năm thì thầy trò cùng vào lớp, không
phải qua nghi thức “chào cờ", phát động thi đua… nữa!
Đón tiếp học trò mới,
ngoài ông thị trưởng thành phố, còn có thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo
lớp 1 và đội văn nghệ đại diện của các bạn lớp 1 năm trước.
Thành phần đông vui nhất
của ngày khai giảng là sự hiện diện của ông bà, cha mẹ và khách mời của gia
đình học sinh. Mọi lời phát biểu, chào mừng đều không quá 5 phút. Bà hiệu
trưởng được dành thời gian nhiều nhất để làm quen với các học sinh.
Bà tỏ ra không vui, sau
khi giơ vài mẫu chữ cái, mẫu chữ số hỏi các học sinh mới và thấy nhiều cháu giơ
tay trả lời.
Quay về phía các gia
đình học sinh, bà nói: “Tôi muốn các cháu như một tờ giấy trắng, chưa bị dây
trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là việc của các thầy cô giáo,
những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý vị!”.
Bà hiệu trưởng đọc danh
sách phân lớp, cô giáo chủ nhiệm nhận học trò và đưa các em nhỏ về lớp.
Cháu Phương Hiền đi học
được bốn tháng, điều kỳ diệu đã xảy ra. Cháu nhanh chóng đọc được các tờ báo
tiếng Đức (dù nghĩa các từ chưa phải đã hiểu hết!).
Không hề có khái niệm
“đánh vần" nhưng nhìn thấy tờ báo tiếng Việt mà bố để trên bàn, cháu đánh
vần luôn: “An-ninh-the-gi-oi”.
Năm lớp 1, kết quả học
tập không cho điểm, nhưng tôi rất yên tâm về con khi thấy sau mỗi bài có kèm
theo những nhận xét nhỏ của giáo viên như “Giỏi”, “Đáng yêu"... và đặc
biệt là những lời nhận xét ngắn với nét chữ rất đẹp của cô giáo chủ nhiệm
"rất yêu gấu con!".
Vốn là người đã có quá
trình hoạt động sư phạm, tôi khâm phục sự dạy dỗ của các bậc đồng nghiệp
người Đức, nhưng vẫn phân vân một điều: chữ viết của Phương
Hiền xấu quá, nhiều chữ nghiêng ngả, to nhỏ không đều và nếu giấy không dòng kẻ
thì chữ viết xiêu vẹo...
Nhân được mời
họp phụ huynh sau kỳ nghỉ Noel, tôi định bụng sẽ phàn nàn về áy náy của
mình với cô giáo dạy môn Tiếng Đức.
Ở hệ cấp 1
(Grundschule), các thầy cô sẽ đồng hành cùng học sinh đến hết cấp (lớp 4), cho
nên theo ý thông thường, việc phàn nàn với giáo viên, nhà trường về chất
lượng giảng dạy là điều phải thận trọng. Bà giáo R.Lipka, 55 tuổi, là giáo viên
chủ nhiệm đồng thời dạy môn Tiếng Đức của lớp 1A.
Bà nhận xét tốt về con
gái tôi. Bà đề nghị khi ở nhà, không nên
để cháu học thêm vì sau giờ chính khóa, nhà trường có hẳn
một bộ phận giáo viên lo ăn, ngủ trưa, ôn bài và vui chơi thể thao của học sinh
cho đến chiều (học bạ có một điểm nhận xét về môn này). Đến lượt mình,
tôi dè dặt nói về chữ viết của Phương Hiền và tự tin đưa ra quyển vở tập viết
của cháu.
- Đâu?... Bằng chứng của ông đây à? - bà
R.Lipka kéo quyển vở về phía mình và sửng sốt hỏi.
Tôi bị bất ngờ về thái
độ và nhận ngay từ bà giáo khả kính câu hỏi tiếp theo:
- Ông có đọc được cháu
viết chữ gì không?
- Thưa... có! Đọc
được nhưng chữ viết như vậy là xấu!
- Xấu ? ... Tôi cũng đọc
được như ông. Đây đúng là chữ tôi đã dạy để con ông tự viết ra.
Bà giáo trầm lại, giảng
giải:
- Tôi có trách nhiệm dạy
để con ông viết chữ mà ông, tôi, mọi người đọc ra được chữ của nó. Tôi không có
quyền bắt con ông viết chữ giống tôi. Tôi đưa ra mẫu chữ theo quy định, chúng
sẽ viết theo đó. Chứ... nếu tôi cầm tay chúng, nắn theo nét chữ của tôi, tôi sẽ
bị đuổi việc. Vì đìều này là vi phạm luật về sự tôn trọng quyền riêng tư của
con người. Chữ viết thế nào là nét riêng của mỗi người, chữ là đặc điểm nhận
dạng ra mỗi cá nhân.
...
CHLB Đức vốn chưa được xếp vào hàng các nước có nền giáo dục tiên tiến của châu
Âu. Phương Hiền nhà tôi năm nay đã vào học lớp 11. Mang chuyện học ở Đức mà kể
lại sợ có gì khập khiễng vì tại Việt Nam chuyện “cải cách giáo dục” vẫn
còn nhiều tranh cãi. Xin chia sẻ cùng các bậc phụ huynh về đề tài
"hóc búa" này.
Bình yên
Một vị
vua treo một giải thưởng cho nghệ sỹ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “ Sự
bình yên”. Nhiều họa sỹ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ
thích có hai bức tranh và ông phải chọn lấy một.
Một bức
tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi
cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn
màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình
yên thật hoàn hảo.
Bức
tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm
đá. Ở bên trên là bầu trời đang giận dữ đổ mưa như trút nước kèm theo sấm chớp,
đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật
chẳng bình yên chút nào.
Nhưng
khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ
khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim đang xây tổ. Ở đó, giữa
dòng thác trút xuống dữ dội, con chim đang rất thản nhiên đậu trên tổ của mình.
Bình yên thật sự.
“ Ta
chấm bức tranh này!” Nhà vua công bố. “ Sự bình yên không có nghĩa là một nơi
không có tiềng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc.
Bình
yên có nghĩa là ngay chính trong phong ba bão táp người ta vẫn cảm thấy sự yên
tĩnh trong tâm hồn mình. Đó chính là ý nghĩa thật sự của bình
yên”.
Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012
Gắn kết yêu thương (ST)
Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em
....
NHỚ QUÁ MỘT THỜI XƯA ÁO TRẮNG (ST)
Ôi, nhớ quá một thời xưa áo trắng,
Nón bài thơ, guốc rộn rã trên đường.
Bước chân sáo tung tăng cùng gió nắng,
Lòng rộn ràng theo ánh mắt thân thương.
Ngồi trong lớp mà mắt ngoài cứa sổ
Hồn đi hoang tìm nét đẹp hoang sơ
Lời cô giảng, nghe vang vang xa tắp
Trí óc còn mải uơm mộng dệt mơ.
Trong chiếc cặp, có dăm ba quyển sách,
Vở học trò, màu mực tím thương yêu.
Những dòng chữ trên đường thẳng kẻ sẵn,
Tuổi vô tư, chưa biết nghĩ ngợi nhiều.
Giờ ra chơi, chạy vội sang lớp khác,
Kiếm tìm xem, cô bạn nhỏ cùng đường
Đôi mắt đen to, mảnh mai dáng hạc
Tóc buông dài làm bao kẻ vấn vương.
Chuông tan trường, cả một rừng áo trắng,
Như đàn ong vỡ tổ, nối nhau đi.
Như cái chợ, có bao giờ im lặng
Tiếng nói cười trong phút tạm chia ly.
Rồi đường vắng dần bóng dáng nữ sinh.
Gió hạ hồng đong đưa lá thắm tình.
Lác đác đàng xa, còn vài đốm trắng,
Lầm lũi đi, từng bước nhỏ, một mình.
(Ngắm bức hình nữ sinh áo trắng thấy xao xuyến, nhớ về thời đã qua thế. Nhớ hồi xưa dạy lớp 1 ở mãi bên Thuỷ Nguyên, ngày khai giảng mặc áo dài trắng, học trò cứ vén tà áo của cô trầm trồ: “Áo cô đẹp thế!”. Bố cháu thì cứ đứng ngoài xem con mình học buổi đầu tiên thế nào... làm cô ngượng đỏ hết cả người. Thế mà đã gần hai chục năm rồi. Thời gian quả là khắc nghiệt… Ước gì …!)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)