Mình rất đồng ý với những
quan điểm của bạn Hùng, song có thể do đặc thù công việc, mình đọc và thấy những
nội dung trên cũng rất hợp lý.
Hồi đi học, mình có được học
một chút về tâm lý lứa tuổi và phương pháp giáo dục có nội dung đại khái như
sau:
1. Trẻ em không phải
là người lớn thu nhỏ. Mỗi trẻ có một tố chất, một cá tính riêng, ta không thể bắt
ép các cháu phải tư duy như người lớn.
2. Không có phương
pháp giáo dục nào là vạn năng. Người thầy tốt là người áp dụng linh hoạt các phương
pháp giáo dục để mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả nhất.
Từ đó, theo quan điểm cá
nhân, mình có suy nghĩ thế này:
1.
Việc dạy trẻ và phát huy dựa trên nền
tảng năng lực tự phát triển của các cháu là tốt nhất. Không có định lượng nào
áp dụng cho việc cân bằng giữa tự phát triển và tác động của giáo dục cả. Cha mẹ
và Thầy cô phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý và chỉ số IQ của từng trẻ mà
phát huy những mặt mạnh tiềm năng cũng như giúp các cháu dần khăc phục những điểm
yếu của bản thân. Để giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất thì việc kết hợp 3 yếu tố
Gia đình – Nhà trường – Xã hội là rất quan trọng. Chính vì vậy nên người ta đã
nói: “Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ”.
2.
Phần đông trẻ em VN hiện nay phát triển
không cân đối giữa việc học tập – thực hành và rèn luyện thân thể (nói một cách
khái quát đó là không có sự cân bằng giữa Trí – Đức – Thể - Mỹ trong một cá thể).
Chính vì thế nên thực tế có những trẻ học rất giỏi, thi đạt rất nhiều giải cao
nhưng khi ra thực tế cuộc sống thì như một chú Gà gô thực sự (có nghĩa là thiếu
đi kĩ năng sống) hoặc là bản thân cháu đó không đảm bảo sức khoẻ để tiếp tục học
tập và làm việc. Chính vì vậy việc cân đối, đảm bảo hiệu quả giữa học – hành
cho con trẻ không ai khác chính là Cha mẹ, Thầy - cô. Đặc biệt những tháng hè,
trẻ không đến trường, cha mẹ bận rộn nhiều khi không thể theo sát con hàng ngày
để uốn nắn chỉnh đốn những sai lệch thì cần tạo cho trẻ có thói quen tự giác. Mỗi
ngày trước khi đi làm nên giao cho trẻ những việc làm vừa sức, tuỳ với khả năng
của trẻ như: Buổi sáng con làm 5 bài toán, viết một bài văn, chép lại một đoạn
văn Tiếng Anh xong xuôi thì dọn nhà cửa, cắm cơm, nhặt rau… Đến trưa, cha mẹ về
kiểm tra, động viên trẻ nếu cháu thực hiện tốt và ngược lại…. Cứ như vậy, dần dần
trẻ sẽ có thói quen tự học, tự làm việc không có sự kiểm soát của người lớn.
3.
Cho con em du học nước ngoài là một
trong những giải pháp tốt để phát triển, tuy nhiên trước đó Cha mẹ cần phải
trang bị cho con em mình những kiến thức tối thiểu để cháu có thể thích ứng được
với môi trường mới . Thực tế có rất nhiều cháu đã thành đạt bằng con đường du học
nhưng ngược lại không thiếu những trường hợp dở khóc dở cười… giá như con em
mình không đi còn đỡ “tệ”…. Một số thầy dạy mình có tư vấn nếu để rèn giũa trẻ
thì môi trường giáo dục ở Nhật Bản và
Trung Quốc là tốt nhất.
4.
Hiện nay một phần vì điều kiện công
việc , một phần vì trào lưu xã hôi, Cha mẹ thường cho con em mình học thêm rất
nhiều lớp, nhiều chỗ, gần như trẻ không có thời gian để nghỉ ngơi. Đó là điều
không nên vì không phải trẻ nào cũng giống nhau về sức khoẻ và sự tiếp thu. Nếu
cứ đi học nhiều mà không có thời gian để suy nghĩ và tự “ngấm” thì không thể có
hiệu quả. Chính vì vậy mình rất thích để trẻ tự học một cách tích cực giác và
hào hứng. Ở trường mình luôn nói với các Thầy – cô, giáo dục là cả một quá trình
(trẻ có cả 12 năm học phổ thông cơ mà) không nên nóng vội, đừng thấy trẻ hôm
nay học không tốt mà cho rằng cháu chậm phát triển. Việc trách mắng, nhắc nhở
con trẻ khi không đạt yêu cầu trong học
tập và rèn luyện bản thân là rất cần thiết song không nên chì chiết theo kiểu
người lớn vẫn làm với nhau. Tuy nhiên, tuỳ theo từng đối tượng trẻ em mà có những
hình thức khen chê thích hợp. Ta tạm hiểu điểm 8 đối với trẻ này là cần phê
bình nhắc nhở, nhưng đối với trẻ khác là một lời khen hoặc một tràng pháo tay động
viên của cả lớp. Đạt thành tích cao trong học tập ai cũng muốn song không đặt
lên hàng đầu và đưa làm tiêu chí để trẻ phải gồng mình chịu đựng. Ta nên đưa trẻ
vào tâm thế thi đua một cách tích cực tránh sự ganh đua thái quá. Thực tế nhiều
trẻ có thể do tâm lý của cha mẹluôn muốn con cái phải Nhất, đứng trên hết các bạn
nên khi bị điểm thấp hơn các bạn là khóc lóc hoặc có thái độ ghen tị với các bạn. Chỉ cần trẻ cố gắng ở mức tối đa nhất trong
khả năng của mình đã là một thành công của Thầy cô và Cha mẹ rồi.
5.
Tiền là điều kiện cần có để mỗi chúng
ta duy trì cuộc sống. Tuy nhiên người lớn ta vẫn hiểu đó vẫn là chưa đủ để
chúng ta duy trì hạnh phúc gia đình và việc kiếm tiền chưa phải là trách nhiệm
của trẻ em. Mình có một người bạn và được nghe tâm sự “Nếu được đánh đổi thì anh
sẵn sàng ở căn nhà cấp 4 để con anh được
ngoan, ngoãn, học hành đến nơi đến chốn”. Mình thấy, đối với trẻ tốt nhất là
cho trẻ ít tiếp xúc với tiền và luôn nói với cháu “Nếu không học hành tử tế thì
sau này không thể có được cuộc sống tốt được”. Nếu trẻ thấy Cha mẹ dùng tiền để
lo việc nâng điểm cho con cái thì quả là sai lầm tai hại.
6.
Cha mẹ không có điều kiện chăm sóc
gia đình theo tôi hiểu đó là việc chăm lo đến nhà cửa, chăm sóc, bảo ban con
cái trong cuộc sống, quan tâm đến chồng (vợ) … - điều này là chắc các bạn còn
hiểu hơn tôi rất nhiều. Sự tập trung của trẻ là rất kém nên một không gian
riêng cho trẻ học tập là rất tốt, tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép thì ta
cố gắng phải tạo một chỗ thật yên tĩnh cho con trong lúc cháu học, không bị ảnh
hưởng bởi tiếng ồn xung quanh. Chính vì thế nên khi chưa có phòng cho cháu lớn
học, nhà tôi toàn phải “nhịn” xem ti vi và có nói chuyện cũng phải thì thầm.
(Khổ thế mà chúng có biết đâu).
7.
Việc cha mẹ tranh luận trước mặt con
cái là điều không thể tránh được. Tuy nhiên nếu đến mức to tiếng mạt sát nhau
thì không nên chút nào. Đây là điều phụ nữ chúng tôi luôn trăn trở, nếu có sự hợp
tác của các ông chồng thì chắc chắn sẽ không khó.
Trên đây là một số những quan điểm của tôi, ai có ý kiến gì thì trao đổi
thêm để tôi học tập nhé!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.