Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Những sai lầm cần tránh để giúp con học tốt hơn.


(Hiếu học). To thói quen tt cho tr trong vic hc tp là điu hu hết các v ph huynh đu biết, đã và đang làm. Tuy nhiên, do quan nim và phương pháp dy con trong mt s gia đình ch da vào cm tính, nên có th còn mc phi mt s sai lm làm cho vic hc ca tr gp nhiu vn đ khó khăn, nh hưởng đến kết qu hc tp và s thành công sau này ca con tr. Sau đây là nhng sai lm cn tránh đ giúp con hc hành tt hơn.
 1)     Do cha mẹ bận rộn công việc, bận kiếm tiền hoặc quá tin tưởng vào con, mặc kệ con cái tự phát triển. Mọi sự dồn hết cho trách nhiệm nhà trường.
 2)     Do quan niêm sai lầm như: “Kiếm tiền là quan trọng hơn cả. Học nhiều cũng chẳng được ích gì. Có tiền là có tất cả”.
  3)     Do cha mẹ không biết chăm sóc gia đình, không có nơi yên tĩnh cho con cái học hành, thường xuyên tổ chức rượu chè, tiệc tùng và cha mẹ làm gương xấu khi tranh cãi trước mặt con cái.
 4)     Dùng tiền bạc treo thưởng để khuyến khích con học hành và chì chiết, dày vò trẻ khi không đạt mức yêu cầu. Thậm chí cũng mang con ra mắng chửi khi gặp chuyện bực bội.
  5)     “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thường xuyên trừng phạt, đánh đập con. Khiến cho viêc học hành của trẻ trở nên nặng nề, đầy áp lực. Trẻ lại càng sợ, càng lười học.
 6)     Chạy theo thành tích: làm bài hộ hoặc thuê người làm giúp, mua chuộc cảm tình của thầy cô giáo, sẵn sàng bênh vực con bất kể đúng sai. Tạo cho trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu suy nghỉ tích cực và tính tự lập.
  7)     Chỉ cung ứng về mặt vật chất nhưng thiếu sự gắn kết, gần gũi vì không hiểu tâm tư nguyện vọng của con cái.
 8)     Ảnh hưởng bởi phong trào nhất thời của xã hội nên chủ quan áp đặt ý muốn của mình tạo nên trách nhiệm quá nặng nề lên con trẻ.
  9)     Chỉ chú trọng đến kỹ năng học tập, không tạo điều kiện cho con trau dồi kỹ năng sống. Biến trẻ trở thành con mọt sách.
10) ………………

1 nhận xét:

  1. Mình thấy các nội dung trên đọc như nghị quyết đấy. Thực hiện rất là khó và có vẻ mâu thuấn.
    Vd:
    1. Con cái tự phát triển là sai, đặt áp lực học lên con cũng là sai. trường hợp này chắc là vừa đặt áp lực vừa để phát triển tự nhiên sẽ là đúng. Không biết từ tiêu chuẩn này có định lượng được không nhỉ?
    2. Ảnh hưởng bởi phong trào nhất thời của xã hội nên chủ quan áp đặt ý muốn của mình tạo nên trách nhiệm quá nặng nề lên con trẻ nghĩa là gì vậy? Bố mẹ luôn muốn tốt cho con cái, muốn áp dụng công nghệ giáo dục tốt nhất, du học nước ngoài, hcj đủ thứ,... vậy có được hiểu là phong trào nhất thời không?
    3. Mình không hiểu mọt sách nghĩa là gì? Mình chỉ mong con mình ngày nào cũng dành chút thời gian để đọc sách. Nếu không đọc sách thì liệu có kiến thức, tri thức không? Không có nền tảng, không có học thuộc liệu có thể học lớp tiếp theo được không?
    4. Con cái có một tâm tư là không muốn học nhiều, vậy khi hiểu điều đó rồi có ép nó học nữa không? Tâm tư của con cái liệu có là tiền đề tốt cho tương lai của nó không? nếu tốt, chắc là bố mẹ sẽ nghe theo.
    5. Chạy theo thanh tích không phải là nguyên nhân chính dẫn trẻ đến thụ động không chủ động tích cực trong học hành và cuộc sống. Vấn đề này do xã hội và nền giáo dục (cả nhà trường và gia đình) gây ra.
    6. Khuyến khích con học à điều tốt, chì chiết khi con kém chưa hẳn là xấu. Vấn đề là mức độ nào. Cái này không định lượng được. Khó quá.
    7. Cha mẹ không biết chăm sóc gia đình nghĩa là gì vậy? mông lung quá. Nhà mình 24 m2 và 4 người ở, lấy đâu ra không gian tốt cho trẻ nhỏ?
    8. Kiếm tiền là quan trọng hơn cả. Câu này chuẩn đấy chứ, nếu không có tiền thì liệu con cái có được đi học không? Học nhiều cuối cùng cũng đi làm kiếm tiền cho cuộc sống mìn và thế hệ tiếp theo.
    9. Không biết đất nước này có cha mẹ nào chưa cãi nhau trước mặt con cái không nhỉ?

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.