- “Tôi muốn các cháu như một
tờ giấy trắng, chưa bị dây trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là
việc của các thầy cô giáo, những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý
vị!”. Bà hiệu trưởng tỏ ra không vui, sau khi giơ vài mẫu chữ cái, mẫu chữ số
hỏi các học sinh mới và thấy nhiều cháu giơ tay trả lời.
Đó là những ấn tượng khó
phai trong câu chuyện học lớp 1 của cô con gái mà anh Trần Đình Ngân, Việt kiều
ở Đức, chia sẻ cùng bạn đọc.
Năm cháu Phương Hiền vào
lớp 1 (Schulanfang), chúng tôi chuẩn bị cho cháu lễ khai giảng rất trọng
thể, vì biết trong đời đi học, chỉ có một ngày khai giảng cho suốt 13 năm!
Những năm học sau, cứ đến ngày học đầu năm thì thầy trò cùng vào lớp, không
phải qua nghi thức “chào cờ", phát động thi đua… nữa!
Đón tiếp học trò mới,
ngoài ông thị trưởng thành phố, còn có thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo
lớp 1 và đội văn nghệ đại diện của các bạn lớp 1 năm trước.
Thành phần đông vui nhất
của ngày khai giảng là sự hiện diện của ông bà, cha mẹ và khách mời của gia
đình học sinh. Mọi lời phát biểu, chào mừng đều không quá 5 phút. Bà hiệu
trưởng được dành thời gian nhiều nhất để làm quen với các học sinh.
Bà tỏ ra không vui, sau
khi giơ vài mẫu chữ cái, mẫu chữ số hỏi các học sinh mới và thấy nhiều cháu giơ
tay trả lời.
Quay về phía các gia
đình học sinh, bà nói: “Tôi muốn các cháu như một tờ giấy trắng, chưa bị dây
trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là việc của các thầy cô giáo,
những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý vị!”.
Bà hiệu trưởng đọc danh
sách phân lớp, cô giáo chủ nhiệm nhận học trò và đưa các em nhỏ về lớp.
Cháu Phương Hiền đi học
được bốn tháng, điều kỳ diệu đã xảy ra. Cháu nhanh chóng đọc được các tờ báo
tiếng Đức (dù nghĩa các từ chưa phải đã hiểu hết!).
Không hề có khái niệm
“đánh vần" nhưng nhìn thấy tờ báo tiếng Việt mà bố để trên bàn, cháu đánh
vần luôn: “An-ninh-the-gi-oi”.
Năm lớp 1, kết quả học
tập không cho điểm, nhưng tôi rất yên tâm về con khi thấy sau mỗi bài có kèm
theo những nhận xét nhỏ của giáo viên như “Giỏi”, “Đáng yêu"... và đặc
biệt là những lời nhận xét ngắn với nét chữ rất đẹp của cô giáo chủ nhiệm
"rất yêu gấu con!".
Vốn là người đã có quá
trình hoạt động sư phạm, tôi khâm phục sự dạy dỗ của các bậc đồng nghiệp
người Đức, nhưng vẫn phân vân một điều: chữ viết của Phương
Hiền xấu quá, nhiều chữ nghiêng ngả, to nhỏ không đều và nếu giấy không dòng kẻ
thì chữ viết xiêu vẹo...
Nhân được mời
họp phụ huynh sau kỳ nghỉ Noel, tôi định bụng sẽ phàn nàn về áy náy của
mình với cô giáo dạy môn Tiếng Đức.
Ở hệ cấp 1
(Grundschule), các thầy cô sẽ đồng hành cùng học sinh đến hết cấp (lớp 4), cho
nên theo ý thông thường, việc phàn nàn với giáo viên, nhà trường về chất
lượng giảng dạy là điều phải thận trọng. Bà giáo R.Lipka, 55 tuổi, là giáo viên
chủ nhiệm đồng thời dạy môn Tiếng Đức của lớp 1A.
Bà nhận xét tốt về con
gái tôi. Bà đề nghị khi ở nhà, không nên
để cháu học thêm vì sau giờ chính khóa, nhà trường có hẳn
một bộ phận giáo viên lo ăn, ngủ trưa, ôn bài và vui chơi thể thao của học sinh
cho đến chiều (học bạ có một điểm nhận xét về môn này). Đến lượt mình,
tôi dè dặt nói về chữ viết của Phương Hiền và tự tin đưa ra quyển vở tập viết
của cháu.
- Đâu?... Bằng chứng của ông đây à? - bà
R.Lipka kéo quyển vở về phía mình và sửng sốt hỏi.
Tôi bị bất ngờ về thái
độ và nhận ngay từ bà giáo khả kính câu hỏi tiếp theo:
- Ông có đọc được cháu
viết chữ gì không?
- Thưa... có! Đọc
được nhưng chữ viết như vậy là xấu!
- Xấu ? ... Tôi cũng đọc
được như ông. Đây đúng là chữ tôi đã dạy để con ông tự viết ra.
Bà giáo trầm lại, giảng
giải:
- Tôi có trách nhiệm dạy
để con ông viết chữ mà ông, tôi, mọi người đọc ra được chữ của nó. Tôi không có
quyền bắt con ông viết chữ giống tôi. Tôi đưa ra mẫu chữ theo quy định, chúng
sẽ viết theo đó. Chứ... nếu tôi cầm tay chúng, nắn theo nét chữ của tôi, tôi sẽ
bị đuổi việc. Vì đìều này là vi phạm luật về sự tôn trọng quyền riêng tư của
con người. Chữ viết thế nào là nét riêng của mỗi người, chữ là đặc điểm nhận
dạng ra mỗi cá nhân.
...
CHLB Đức vốn chưa được xếp vào hàng các nước có nền giáo dục tiên tiến của châu
Âu. Phương Hiền nhà tôi năm nay đã vào học lớp 11. Mang chuyện học ở Đức mà kể
lại sợ có gì khập khiễng vì tại Việt Nam chuyện “cải cách giáo dục” vẫn
còn nhiều tranh cãi. Xin chia sẻ cùng các bậc phụ huynh về đề tài
"hóc búa" này.
Ở Việt Nam mình thì quan điểm tưởng giống mà không giống" Nét chữ nét người". Vì vậy chúng ta luôn ra sức nắn dạy cho con cái chúng ta chữ viết phải đẹp. Ở trong này, có rất nhiều lớp dạy viết chữ đẹp. Cá nhân tôi vẫn thích những người viết chữ đẹp hơn, cảm giác đó sẽ là những người cẩn thận, chu đáo, mạnh mẽ hay tinh tế. Cũng mơ ước bao giờ nền giáo dục của Việt Nam được như nước Đức. Nhưng chắc còn lâu lắm. Tuy nhiên tôi lại không thích cho con tôi học trường quốc tế. Cảm giác hơi sợ mất con
Trả lờiXóaTôi rất mong con tôi viết chữ đẹp. Cho đi luyện chữ rồi, vẫn xấu và cẩu thả. Giờ chán rồi, kệ nó phát triển.
Trả lờiXóaHôm trước con nhỏ nhà tôi làm một bài toán lớp 1, đại ý như thế này:
Tìm 2 số có biết rằng tổng của hai số đó bằng số tự nhiên có hai chữ số lớn nhất trừ đi 30, hiệu của hai số đó bằng số tự nhiên nhỏ nhất có một chữ số.
Các bác, các cô chú 12a12 tư duy theo kiểu lớp 1 và giải hộ tôi bài toán trên với.
(Đây là bài toán trong sách dành cho học sinh khá giỏi của lớp 1)
Toán lớp 1 mà khó như vậy thì liệu có ai dám để con mình như tờ giấy trắng, không bắt học hè hoặc học thêm không?.
Khi đọc bài này, có những điểm tôi thấy rất tâm đắc như: Tổ chức lễ khai giảng cho trẻ, việc dạy trẻ trong 4 tháng đã đọc thông viết thạo. Song tôi cũng giống như một số bạn; việc rèn chữ cho trẻ là điều cần thiết: Đồng ý là chữ viết thể hiện cá tính riêng của từng người nhưng có luyện có hơn. Rõ ràng là nhìn một bài viết thông thường cùng một nội dung như nhau thì bài mà viết chữ đẹp thì vẫn gây cảm giác dễ chịu cho người đọc, người xem phải không các bạn?
Trả lờiXóaCòn bài toán trên thì có thể đề ra bị nhẫm lần chỗ nào đó. Nếu hiệu của hai số đó là số tự nhiên chỏ nhất tức là bằng 0 thì hai số đó phải bằng nhau mà đã là hai số tự nhiên bằng nhau thì không thể có tổng bằng 99-30 = 69 được. (Có nghĩa là tổng của hai số tự nhiên bằng nhau không thể là số lẻ). Hay đây là bài toán "mẹo", yêu cầu học sinh phải nắm chắc được về cấu tạo số. Ông Hùng có xem đáp án không? Người ta giải thế nào?
Tôi có kinh nghiệm nhỏ về việc rèn chữ cho con như sau: Mỗi buổi (trong ngày) bạn chỉ cần cho con viết một đoạn văn (khoảng 4-5 câu) thật đẹp. Bố mẹ kiểm tra nhận xét và nhắc nhở con những nét chưa đẹp. Sau đó lại cho viết tiếp 1 đoạn văn nữa theo như đã sửa. Cứ như vậy sau khoảng 2-3 tuần bạn thấy chữ viết của con tiến bộ trông thấy ngay. Tuy nhiên cần phải nghiêm khắc trong việc rèn chữ cho con. Nếu viết chưa đạt phải yêu cầu viết lại đến khi nào đẹp hơn bài cũ mới thôi. Khi cháu lớn dần (khoảng lớp 3 trở lên), việc yêu cầu viết này có thể nâng cao yêu cầu bằng cách
con tự đọc một bài văn, con cảm thấy đoạn nào hay nhất thì viết lại ra vở. Đó cũng chính là việc giúp con tự cảm nhận cái hay của văn bản đọc.
Tôi đã rèn chữ cho học sinh và cho con tôi như thế. Cũng phải tự hào là trong số 38-40 học sinh của lớp thì ít nhất phải được 35-36 cháu viết chữ đều, đẹp duy chỉ còn 2-3 cháu có thể do hoa tay nên chữ viết chỉ rõ ràng dễ đọc mà thôi.
Các bạn thử làm xem sao nhé!
Đề toán không nói đó là 2 số tự nhiên, kết quả bằng 34,5. Quá khó cho lớp 1.
XóaƠn trời, con tôi có đi học thêm của một chương trình mang tính thực nghiệm nên vẫn làm được bài toán này.
Khi tôi xem đáp án thì phát hiện đề bài sai. Vì kết quả đáp án là 39 và 30. Như thế đề bài phải sưa lại là hiệu của 2 số đó là số tự nhiên lớn nhất có một chữ số.
Đề bài có thể sửa như của Hùng hoặc có thể sửa: "Tổng của hai số đó là số có hai chữ số khác nhau lớn nhất." thì ta cũng tìm ra được đáp án của bài toán. Ở đây người ta cũng quảng cáo một số chương trình thực nghiệm toán cho trẻ, mình chưa cho con mình học thử, chất lượng có tốt không ông Hùng?
XóaTôi công nhận là mình quá kém trong việc rèn chữ cho bản thân. Nhất là từ ngày lên quản lý, không gần gũi học sinh nữa, các loại văn bản giấy tờ toàn vi tính nên để mà ngồi viết tay khoảng một trang là thấy sợ, đã thế lại còn hay dập xóa nữa chứ (Vì tội nghĩ xong đọc lại thấy dở muốn sửa). Mình bực mình thế!
Tôi rất thích chương trình thực nghiệm. Nó đơn giản, thực tế và cuốn hút trẻ em học. Trẻ em cảm thấy vui khi đi học, không áp lực, mọi vấn đề được giải quyết gần gũi với cuộc sống.
XóaTôi đang cho con gái học ở trung tâm Mathnasium, một trung tâm của Hoa Kỳ. Tôi đánh giá là tốt. Có lẽ do quan điểm của họ gần gũi với mình và chi phí phù hợp với mình.
Nếu để chọn trường tốt thì phải học trường tư, trường quốc tế và chi phí đấy thì quá cao với mình. Còn trường thực nghiệm chi phí hơn 800k /tháng rất phù hợp. Song phải xô đổ cồng trường mứi có hy vọng mua được hồ sơ.
Cám ơn ông nhé! Ở đây cũng có chương trình của toán học A+ của Hoa Kỳ quảng cáo ở trường. Nhưng hình như nếu càng nhỏ tuổi học càng tốt phải không ông?
XóaTừ 5 đến 12 tuổi là tốt nhất. Tuần 2 buổi, một lớp có 3 đến 5 cháu, học phí một tháng 800k. Phòng điều hòa, cô giáo vui vẻ, xinh tươi, có khu vui chơi xếp hình, đọc truyện. Nói chung là ổn.
XóaTrời ơi sao bạn hay thế, cô con gái lớn của tôi chữ cũng xấu ghê lắm. Tròn to cồ cộ. Trông chán lắm> Suốt ngày tôi chê. Nhưng hôm trước bạn An, bạn ấy post lên cuốn lưu niệm của lớp ngày xưa. Nhìn chữ mình trong đó thấy cũng chẳng hơn nó giờ là mấy. Tự dưng ... thấy quê quá. Thấy mình y như mấy ông bố trong câu truyện ngụ ngôn của Azit nexin (Tôi không biết viết có chính xác hay không nữa??) - "Bố mẹ chúng ta giỏi thật". Tôi im luôn. Nhưng chữ có thể thay đổi thì phải. Chữ tôi giờ cũng không tệ lắm.
Trả lờiXóaTôi tham góp ý kiến trái chiều:Không có giáo sư Châu thì cổng trường thực nghiệm có yên ổn như trường làng không nhỉ. Hết giá điện so sánh với thế giới bây giờ giáo dục cũng so sánh với thế giới. Còn phong cách hút thuốc lá nơi công cộng dù có luật cấm thì chẳng thấy ai nhắc và so sánh với Tây nhể? Thực nghiệm với bạn này là ổn nhưng với bạn khác là không thể. Mong bạn Hoa lên to hơn để có thư kí viết hộ,hôm nao đọc báo cáo thì đọc( nhớ bỏ phần bị gạch dan mạch mệt quá)
Trả lờiXóaTôi không hiểu nội dung của ông Hưng viết:(nhớ bỏ phần bị gạch dan mạch mệt quá) là gì? Ông giải thích giùm nhé! Còn việc để người khác viết mà mình đọc thì có chăng chỉ là con "vẹt". Tôi không bảo tôi lười suy nghĩ để viết mà tôi lười viết bằng bút thôi ông có hiểu không?
Trả lờiXóatôi mong bạn lên To mà bạn không muốn thì mong bạn To hơn nữa vậy. Có quá nhiều sự so sánh giữa Ta và Tây nhưng chưa thấy ai đó khẳng định chúng ta phải làm hoặc đã làm gì để không còn sự so sánh đó. Táo Tây to hơn táo Ta...có câu chuyện hài với nội dung như vậy, có ai nhớ không nhỉ??!
Trả lờiXóa