Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Sống để tri ân

Ngày hôm trước đang viết bài thì phải nhường máy để các chị trong tổ làm việc,chẳng biết bài viết đã đưa lên chưa? Hôm nay rảnh vào tranh luận một chút cho vui với các bạn. Có thể các bạn đang cù lét để mình tức,có thể là quan điểm cá nhân. Nhưng dù là gì thì cũng phải chọc lại từng người một.
Với quan điểm tri ân các liệt sĩ,khi các bạn minh đưa bài lên,dù là ở bất kì nguồn nào thì đều đáng trân trọng. Và nhận xét bài cũng do quan điểm từng người. Với loạt bài về các liệt sĩ ở thành cổ Quảng trị, các bạn đều thể hiện cảm xúc, tôi cũng có ý kiến của mình. Lồng vào đó tôi đưa sự kiện đang diễn ra,nó không lạc lõng vì nó đều thể hiện tới sự quan tâm của mình tới những người đã không tiếc máu xương bảo vệ Tổ Quốc.
Và với Hoa"Có thể tôi là phụ nữ
ước mơ chỉ nhỏ bé, tầm thường nên suy nghĩ chỉ có vậy"
" Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn."

(người đi timg hình của nước- Chế Lan Viên)
Tôi và các bạn đang hưởng một nền thái bình đúng không. Nền thái bình ấy đã được đánh đổi bằng máu xương của ông cha, có thể bạn nào đó cũng có người thân trong dòng tộc đã góp một phần xương máu cho Tổ quốc. Ngày hôm nay, các bạn đã và đang tri ân những người đã ngã xuống. Những dòng nhận xét của các bạn có xúc động không? Có nhiều và thật nhiều là khác. Vậy khi tôi đưa tin ủng hộ Trường Sa, ủng hộ tuyến đầu của Tổ quốc thì gặp phải một số nhận xét trái lại so với những gì đã nhận xét ở các bài kia.Và Hoa thấy chăm lên blog mà cũng thấy nhầm với cách nhận xét của bạn bè. Ở một nhận xét về nước ngọt cho Trường Sa, An có suy nghĩ là những việc đấy có nhà nước lo. Vì ủng hộ cũng có tới tay họ đâu?Lý cũng có thái độ hoài nghi và nghĩ rằng tôi rách việc. Và của Hoa:''Này, chồng tôi cũng là người lính đang chiến đấu cho nước nhà đấy. Tại sao ông lại dùng từ "Thật buồn cho những người lính đang ở tuyến đầu của Tổ quốc". Nếu ông là những người lính ông có giơ tay ra nhận những món tiền viện trợ mà trong khi mình có lương của nhà nước và một số khoản ưu đãi khác không? Còn tôi, tôi khẳng định rằng nếu không phải công sức mình bỏ ra thì không bao giờ tôi nhận. Nhà mình có ý kiến gì về việc này không?"  Hãy quay lại thời kì đạn bom của cuộc kháng chiến thần thánh. Có những người lính chưa đủ tuổi, những người được miễn nhưng vận viết tâm thư bằng máu để ra trận. Những phong trào "Ba đảm đang", "Ba sẵn sàng" ở hậu phương,những tấm gương " xe chưa qua nhà không tiếc" ở tuyến lửa khu 4,những tấm gương của Nguyễn Viết Xuân"nhằm thẳng quân thù mà bắn",Lê Mã Lương" cuộc đời đẹp nhất là ở trên tuyến đầu diệt Mỹ".... và nhiều tấm gương khác nữa đã không tiếc tất cả để cho ngày chiến thắng.

ảnh trên là trên đường hành quân qua khu 4, những người lính đã được nhận tình cảm của hậu phương : nước chè xanh.Ảnh 2 là cha con người dân tộc pako đưa bộ đội vào thành cổ Quảng trị.
Nếu theo suy nghĩ của Hoa thì những người lính này phải trả tiền cho bát nước đó,trả tiền cho những lần qua đò đó. Mà mỗi đêm vào thành cổ Quảng Trị là 1 đại đội = 100-150 người. 81 ngày đêm là bao nhiêu nhỉ? Và máu xương của họ tính thế nào nhỉ? có giá tiền thì ai tính nhỉ?Theo wikileak :

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

[sửa]Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam

  • ~800.000 tử trận và ~300.000 mất tích
Theo tư liệu giải mã của Chính phủ Việt Nam năm 1995 cũng như sự thừa nhận của các viên chức chính phủ từng tham gia vào cuộc chiến, con số thật sự còn cao hơn nhiều so với Chính phủ Việt Nam đã công bố trước đây. Trong một phim tài liệu trình chiếu trên kênh truyền hình The History Channel, có rất nhiều viên chức của Việt Nam trong các cuộc phỏng vấn đã xác nhận con số gần đây từ tài liệu giải mã, và số chiến binh tử trận của Quân đội Nhân dân Việt Nam (hay còn gọi là quân Giải phóng Miền Nam) vào khoảng 1,1 triệu, bao gồm 300.000 mất tích. Cần lưu ý, số thiệt mạng không chỉ bao gồm số thiệt mạng trong chiến đấu, mà còn bao gồm số thiệt mạng do bệnh tật, tai nạn, kiệt sức..., và cũng không chỉ gồm lính chiến đấu mà còn gồm bộ phận không tham gia chiến đấu như cán bộ dân chính, cơ sở chính trị ngầm, tổ chức dân vận...
Quân đội Mỹ trước đây ước đoán hành động quân sự của họ đã giết chết khoảng 500.000 quân đối phương[4], trong lúc 400.000 bị tiêu diệt bởi các lực lượng đồng minh (900.000 tổng số). Trong các báo cáo sau trận đánh, quân đội Mỹ thường dùng tỉ lệ 1 đổi 10 (1 lính Mỹ đổi 10 lính Quân đội Nhân dân Việt Nam), dần dần tỷ lệ này trở thành một "chỉ tiêu" mà các sĩ quan Mỹ cố đạt được bằng cách gian lận số đếm xác đối phương. Vì vậy các báo cáo này thường bị các nhà sử học hiện nay cho là phóng đại nhiều lần so với thực tế, cả vì vô tình lẫn cố ý. Các tài liệu mới do Quân đội Nhân dân Việt Nam công bố về thương vong trong một số trận đánh cũng chênh lệch khá nhiều so với ước tính của Mỹ. Một số ví dụ khác về tài liệu Mỹ tịch thu được cho thấy con số thương vong thực của Quân đội Nhân dân Việt Nam thường thấp hơn tới 50% so với con số Hoa Kỳ công bố.[4]
Một tỉ lệ khá lớn số binh sĩ thiệt mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam (có thể lên tới 40%) không phải trong chiến đấu mà bởi các nguyên nhân diễn ra trong hoàn cảnh chiến đấu khó khăn (như tai nạn, rắn cắn, thú dữ, bệnh tật...), đặc biệt với những đoàn quân hành quân qua những chặng đường gian khổ của Đường mòn Hồ Chí Minh. Tính trung bình, trong giai đoạn nửa đầu (trước 1968), khi quân Mỹ đánh phá ác liệt và hệ thống quân y viện chưa phổ biến, cứ 10 lính Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Nam chiến đấu thì chỉ 5-6 người tới đích, còn lại hầu hết nằm lại dọc đường do sốt rét, rắn cắn, kiệt sức hoặc tai nạn. Hiện Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn là nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Việt Nam với hơn 7 vạn mộ, song cũng chỉ chiếm một phần số bộ đội hi sinh khi hành quân trên tuyến đường này.[cần dẫn nguồn]
Trong 1,1 triệu quân nhân thiệt mạng, có khoảng 300 ngàn mất tích. Công tác quy tập hài cốt liệt sĩ đã giảm con số mất tích xuống còn khoảng 216 ngàn (năm 2010).
  • ~600.000 bị thương
Con số bị thương cũng mập mờ bởi nhiều chiến binh bị thương nhiều lần, nhiều người khác lại không bị thương mà bị mất sức chiến đấu do bệnh tật, và khó lần tìm bằng cách xem sổ sách lưu giữ, nhất là đối với lực lượng du kích ở miền Nam. Hơn nữa việc cấp cứu y tế khó khăn và thiếu thốn thuốc men cho lực lượng du kích đồng nghĩa với tỷ lệ chết của thương binh cao hơn nhiều trường hợp của lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh ở miền Nam[5] (thông thường cứ 2 lính quân Giải phóng bị thương thì có 1 chết, tỉ lệ này lớn gấp 3 lần của Mỹ và đồng minh).
  • Số liệu chính thức về thuơng vong của phía Việt nam được chính thức công bố gần đây nhất:[5]
- 1,1 triệu quân nhân chết; trong đó 300.000 quân nhân mất tích;
- 600.000 quân nhân bị thuơng.
Nhưng cái đấy thì có phải là công sức bỏ ra để nhận lấy cái : lương của nhà nước và một số khoản ưu đãi khác không?
81 ngày đêm đây,họ đã nhận:
 
Nụ cười chiến thắng thành cổ quảng trị và nắng dưới hầm
Đó là chiến tranh, còn hòa bình thì sao? 2 cuộc chiến bảo vệ biên giới phía nam và phía bắc để bảo vệ thành quả 30 năm kháng chiến và chiến thắng. Và bây giờ, Trường Sa là tuyến đầu của Tổ Quốc trước tham vọng bá quyền của Trung quốc. Cả nước chung tay cho Trường sa, vậy mà các bạn có những nhận xét thật "dễ thương". Tôi là một điển hình để chứng minh các bạn đã thương yêu đùm bọc bạn bè. Vậy với biên giới thì các bạn có những nhận định:Một tin nhắn không là gì cả nhưng việc đó quá xa trong khi những việc rất gần hàng ngày các bạn đã làm chẳng lẽ phải báo với Hưng.Tôi chỉ đưa tin, các bạn hưởng ứng thì hưởng ứng,không thì thôi. Cớ sao lại vậy? Thời gian tới nói tiếp nhé.

2 nhận xét:

  1. @ Việt Hưng: Đọc đến bài này, mình rất khoái vì nội dung bài viết của Hưng rất rõ ràng, đọc đến hiểu đến đấy không phải suy luận nhiều. Giá như những bài trước những nội dung bạn đưa ra cũng tường minh như thế này thì chắc sẽ không có nhiều sự hiểu lầm của mình và một số người khác nữa. Mình biết bạn đang bức xúc vì một số ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, ở một số nội dung của bạn, tôi lại hiểu theo kiểu: "Sao không như thế này mà lại là thế kia?". Trong khi "cái thế kia" thì ngoài tầm tay của tôi và một số người khác.
    Tôi rất tâm đắc với câu nói của Hùng: “Trên quan điểm đã là bạn bè của nhau thì phải chân thật, dám nói thật lòng mình. Không vì vấn đề nào đó mà phải căng thẳng, làm trò với nhau hay định kiến gì đó”. Việc tôi hay các bạn đưa ra những ý kiến trái chiều với những nội dung của bạn đưa ra không vì một lý do nào cả ngoài việc “chém gió”, có thể không đồng nhất với một phần rất nhỏ nào đó trong những quan điểm nho nhỏ của bạn mà thôi, chứ không phải là với bạn.
    Qua sự việc vừa rồi, tôi cũng rút ra cho mình bài học là cần đọc và suy nghĩ kĩ hơn những điều mà người khác nói. Bạn thông cảm vì công việc bận, nhiều khi chỉ đọc lướt qua và cho nhận xét. Đừng căng thẳng quá về những vấn đề đó. Có một câu ngạn ngữ nào đó mà mình thấy rất thích với nội dung: “Những người cười với ta chưa chắc đã là bạn của ta”. Đừng hiểu lầm ý của mọi người nghe. Chúng ta vẫn mãi mãi là những người bạn.
    @ ngrubyha: Chuyện của chúng tớ, bạn đừng suy nghĩ gì nhé! Đã là anh em một nhà thì có gì đâu mà phải ý tứ qua từng câu chữ phải không?

    Trả lờiXóa
  2. hê hê,tôi đưa để bảo vệ quan điểm của tôi,bạn bảo vệ quan điểm của bạn. Khi chúng ta thấy cái chung rồi thì thôi, như con trai thì cụng ly bia.con gái thì ôm hôn thắm thiết. Với bà thì cho phép tôi cụng ly với ông Vang hôm tới đi tiền trạm.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.